Lượng đường trong máu cao là dấu hiệu thường thấy ở những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng phổ biến với cả những người không mắc tiểu đường nếu có 7 dấu hiệu này.
- 3 loại củ là "thần dược" với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là "kẻ thù" vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm
- Những thay đổi khi mang thai cho biết bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, hãy nên đến bệnh viện kiểm tra ngay
Nhức đầu
Ảnh minh họa
Nhức đầu là biểu hiện rất phổ biến và có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp cơn nhức đầu kinh niên thì nên đi khám vì rất có thể do lượng đường trong máu tăng lên và tái phát nhiều lần gây ra tình trạng này.
Ngủ dậy thấy hôi miệng, khô miệng nghiêm trọng
Sau một đêm ngủ dài, đương nhiên khi chúng ta thức dậy sẽ có phản ứng khát nước và miệng cũng không thơm tho. Nếu sau khi đánh răng và uống nước, bạn vẫn cảm thấy triệu chứng hôi miệng, khô miệng chưa kết thúc thì hãy cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin. Điều đó sẽ khiến các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để khắc phục, cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo, tạo năng lượng để các cơ quan có thể tiếp tục hoạt động. Quá trình đốt cháy chất béo dự trữ trong tế bào tạo ra xeton, từ đó gây ra mùi hôi miệng.
Đi tiểu thường xuyên
Tăng glucose trong máu cũng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Thận vốn có trách nhiệm loại bỏ nước dư thừa từ máu để sản xuất nước tiểu, có quá nhiều glucose trong máu sẽ làm hỏng mạch máu trong thận làm quá trình lọc này kém hiệu quả hơn và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Thức dậy thấy da bị ngứa
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da, cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương... điều đó khiến cho quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và thường có cảm giác ngứa ngáy vào buổi sáng.
Khó tập trung
Khi não của bạn bị mất nước do đi tiểu quá nhiều và glucose không đi vào tế bào não vì độ nhạy insulin bị mất, bạn sẽ khó tập trung trong công việc cũng như học tập.
Tay chân lạnh, tê bì
Khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài, dễ khiến máu lưu thông kém, chuyển hóa tế bào bị chậm lại, giảm sinh nhiệt. Do đó, tay chân sẽ dễ bị lạnh.
Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết kéo dài cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh và dễ dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên, dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến tay chân tê bì, vô cùng khó chịu.
Mờ mắt
Mờ mắt cũng là kết quả của tình trạng mất nước do lượng đường cao – nó cũng ảnh hưởng tới c