Bí quyết để sống lâu hơn, không hẳn là bạn cứ phải luôn luôn tập thể dục, thường xuyên bổ sung thực phẩm chức năng đắt tiền. Mà chỉ đơn giản là giữ cho bản thân một trạng thái ổn định
- Khảo sát 1.000 người sống thọ trên 100 tuổi phát hiện thói quen trường thọ: Không phải tập thể dục, ai cũng làm được
- Người béo hay người gầy sống thọ hơn? Chuyên gia trả lời đây mới là đối tượng sống lâu
Điều chỉnh tâm lý tích cực
Ông Chu (Trung Quốc) năm nay 70 tuổi. Một trong những hoạt động thường ngày yêu thích của ông là ngồi lặng im trên chiếc ghế bập bênh trong vườn, ngắm nhìn biển hoa cải vàng trên sườn đồi phía xa. Càng lớn tuổi, ông càng hiểu ra rằng: “Nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, bạn cần điều chỉnh tâm lý và duy trì thái độ tích cực”.
Trước đây, ông Chu cũng thường xuyên lo lắng về việc không thể chăm sóc cơ thể tốt hơn, lo lắng cho sức khỏe của mình, lo cho người thân, con cái, cho cuộc sống và tất cả mọi thứ. Thế nhưng giờ đây, thay vì cứ ôm những nỗi lo đấy, ông Chu đã thờ ơ, chấp nhận sự sắp xếp của cuộc sống và học cách đối mặt với sự bất thường của cơ thể mình.
Nhớ lại bản thân hồi trẻ, ông Chu thường nghĩ về câu chuyện của anh chàng Trương Sang. Anh sống tại một ngôi làng miền núi hẻo lánh, mỗi ngày đều bận rộn làm việc quần quật suốt 12 tiếng đồng hồ. Anh ta không có thời gian để chăm sóc sức khỏe của mình, thậm chí còn không có cả thời gian nấu ăn và thưởng thức chúng.
Khi ăn, Trương Sang ăn rất nhanh, anh ăn những miếng lớn, nhai qua loa và nuốt chúng. Đó cũng là một trong những lý do, sau nhiều năm trôi qua cơ thể anh đã bị choáng ngợp và anh đã bị bệnh tật đánh gục hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, Trương Sang phải đối mặt với thực tế và dần hiểu được tầm quan trọng của việc điều chỉnh sức khỏe và tâm lý của mình.
Sau khi đến tuổi trung niên, chúng ta thường dễ bị trầm cảm khi đối mặt với áp lực từ cuộc sống, công việc và gia đình. Do đó, việc điều chỉnh suy nghĩ và trạng thái tích cực đã trở thành điều kiện chính cho một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh.
Cách duy trì trạng thái tâm lý ổn định
Để có một tâm lý tốt dựa vào việc tập thể dục hợp lý, đó là 1 trong những yếu tố quan trọng để cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Trái ngược với việc tập thể dục điên cuồng của người trẻ, người trung niên, cao tuổi cần duy trì chế độ nhẹ nhàng để thích nghi với tuổi tác và tình trạng thể chất của từng người. Ví dụ, mọi người có thể tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thái cực quyền và yoga. Những bài tập này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, mà còn có thể thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn tâm trí.
Bên cạnh việc rèn luyện thể dục thì việc có một chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi cơ thế người cao tuổi đang suy giảm dần, cần chú ý hơn đến chất lượng dinh dưỡng. Họ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chặng hạn như rau xanh và trái cây tươi. Ngoài ra, họ cũng cùng cần ăn các bữa nhỏ, thường xuyên kiểm soát lượng muối và dầu vào cơ thể cũng là chìa khóa để duy trì một sức khỏe tốt.
Chăm sóc bản thân tốt là yếu tố quan trọng nhất để sống lâu và khỏe mạnh. Khi con người bước sang tuổi xế chiều, các chức năng thể chất của họ không còn tốt như trước. Họ cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng thể chất của mình.
Ông Chu nhờ nhận ra nhiều điều này sớm mà cuộc sống về già ngày càng trở nên khỏe mạnh, thư thái và dễ chịu. Hằng ngày, ông vui vẻ đọc sách, luôn dặn dò bản thân phải duy trì thái độ tích cực, tập thể dục hợp lý, ăn uống cân bằng. Thêm vào đó ông cũng luôn giữ vững tâm lý phát triển cuộc sống khỏe mạnh, ra ngoài tận hưởng không khí thoải mái và trau dồi sở thích của bản thân. Ông tin rằng, những biện pháp này sẽ giúp con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn rất nhiều.