“Bộ môn” mà cụ bà này duy trì mỗi ngày là một trong những thú vui của nhiều người ở vùng Xanh của Nhật Bản.
- Không phải thực phẩm chức năng cao cấp, đắt tiền, “liều thuốc tiên” hữu hiệu cho tuổi thọ chỉ đơn giản là dựa vào 1 thói quen
- Mạch máu quyết định tuổi thọ: Cụ bà 103 tuổi dưỡng mạch máu trẻ hơn 40 năm nhờ "2 nhiều - 1 ít"
Cụ bà Katie MacRae vừa có bữa tiệc sinh nhật lần thứ 106 vào tháng trước. Sinh ra ở ngoại ô London, Anh vào năm 1917, người phụ nữ này đã trải qua cả Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ 2 và hai trận đại dịch.
Năm 1965, bà và chồng theo con trai sang Úc định cư và sống tại đây từ đó đến giờ. Sau khi chồng qua đời, cụ bà sống ở một ngôi làng hưu trí trong 18 năm trước khi chuyển đến viện dưỡng lão vào tháng 8 năm nay.
Chia sẻ với Insider về bí quyết sống thọ, bên cạnh yếu tố di truyền, không bao giờ hút thuốc, cụ bà cho biết đã thực hành 3 lối sống dưới đây để đẩy lùi bệnh tật và nâng cao đời sống tinh thần.
Làm vườn - hình thức tập thể dục trị bách bệnh
Bà Katie yêu thích công việc làm vườn từ khi chỉ là một cô bé. “Tôi thường giúp bố làm vườn khi dọn về nhà mới. Thậm chí, tôi còn giành được giải thưởng về làm vườn do khu phố tổ chức khi mới 12-13 tuổi”, người phụ nữ chia sẻ.
Bà Katie cho biết đã duy trì công việc này trong suốt cuộc đời mình. Trong thời gian ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi, bà cũng đảm nhận trồng mọi cây xanh ở đây. Bà đã giành được nhiều giải thưởng liên quan đến trồng cây xanh.
Theo Insider, thực tế, làm vườn là thú vui tiêu khiển của người dân tại Okinawa, một Vùng Xanh của Nhật Bản, nơi ghi nhận nhiều người sống tới hơn 100 tuổi. Nhà nghiên cứu về tuổi thọ Dan Buettner cho biết làm vườn tạo điều kiện để bạn tập thể dục trong trạng thái vô thức. Các hoạt động như dọn cỏ, tưới nước, cuốc đất giúp tăng cường khả năng vận động, sức bền và sức chịu đựng, nhưng không gây quá nhiều căng thẳng cho cơ thể. Đây thực sự là một hình thức tập thể dục tuyệt vời đối với những người xem việc tập luyện thể thao là một thách thức.
“Bạn có thể chọn làm vườn một hoặc hai giờ mỗi ngày một cách nhẹ nhàng, như một bài vận động cường độ thấp”, Buettner nói.
Làm vườn giúp bạn tận hưởng không khí trong lành và ánh sáng mặt trời, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy hoạt động thể chất liên quan đến việc làm vườn còn giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Hai nghiên cứu riêng biệt theo dõi những người ở độ tuổi 60 và 70 trong vòng 16 năm cho thấy những người làm vườn thường xuyên có nguy cơ mắc chứng trí nhớ thấp hơn 36% và 47% so với những người không làm vườn.
Theo CNN, một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy làm vườn có thể chống lại căng thẳng tốt hơn bất kỳ hoạt động giải trí thư giãn nào khác. Không dừng lại ở đó, hoạt công việc làm vườn còn giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Na Uy, những người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, tâm trạng chán nản kéo dài đã dành 6 giờ/tuần để trồng hoa và rau.
Sau 3 tháng, triệu chứng trầm cảm của ½ số người tham gia đã được cải thiện. Tâm trạng của họ tiếp tục tốt hơn sau khi tham gia chương trình làm vườn kéo dài trong 3 tháng.
Có thể thấy, hoạt động làm việc tác động tích cực đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của người tham gia.
Giữ bản thân luôn bận rộn
Trong phần lớn cuộc đời, bà Katie là một thư ký. Bà làm việc tại Anh và Úc sau đó nghỉ hưu ở quê nhà. Cho đến khi nghỉ hưu, bà vẫn đảm nhận vai trò uỷ viên tại ban hưu trí của làng, người tổ chức các buổi biểu diễn, diễu hành và điều phối các đoàn kịch lưu động.
Theo Insider, chìa khoá để kéo dài tuổi thọ là gắn kết với xã hội. Điều này đem lại những lợi ích tương tự như tập thể dục và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu từ LongeviQuest, một tổ chức chuyên nghiên cứu về tuổi thọ khẳng định rằng giữ cho bản thân bận rộn luôn là một trong những bí quyết của những người trăm tuổi.
Luôn mỉm cười
Bà Katie luôn vui vẻ và giữ một nụ cười thật tươi với tất cả mọi người. Bà cho rằng bằng cách này sẽ giúp đời sống tinh thần của bản thân luôn tươi mới.
"Khi đi siêu thị, nếu có ai đó tiến về phía tôi, tôi sẽ mỉm cười với họ. Nhiều người mỉm cười đáp lại tôi, số khác dừng lại để trò chuyện. Những cuộc trò chuyện nhỏ đó đó làm một ngày của tôi trở nên tuyệt vời hơn", bà nói.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nụ cười là ‘liều thuốc’ giảm căng thẳng, tăng miễn dịch và sức đề kháng. Đặc biệt một nụ cười nhẹ có thể kích thích giải phóng các peptide thần kinh để cải thiện khả năng giao tiếp, tạo ra cảm giác hạnh phúc.
Tổng hợp