Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những "tín hiệu" đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan

Sức khỏe 27/07/2020 15:01

Để người dân có kiến thức chính xác về dịch COVID-19 cũng như các triệu chứng rõ ràng để kịp thời đi khám khi cần, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra những thông tin sau.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của SAR-CoV-2 gây ra, được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay, đã có hơn 16 triệu người trên thế giới được xác nhận nhiễm bệnh.

Tại Việt Nam, tính đến sáng ngày 27/7 đã ghi nhận 420 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 3 ca mới nhất ghi nhận tại Đà Nẵng và 1 trường hợp ghi nhận tại Quảng Ngãi. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, các chuyên gia y tế đồng loạt khuyến cáo người dân phải chủ động phòng bệnh.

Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những 'tín hiệu' đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan - Ảnh 1

Để người dân có kiến thức chính xác về dịch COVID-19 cũng như các triệu chứng rõ ràng để kịp thời đi khám khi cần, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra những thông tin sau:

1. Những triệu chứng từ đơn giản đến nghiêm trọng cho thấy bạn đã mắc COVID-19

Theo WHO, COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.

Các triệu chứng thường gặp nhất:

- Sốt

- Ho khan

- Mệt mỏi

Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những 'tín hiệu' đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan - Ảnh 2

Các triệu chứng ít gặp hơn:

- Đau nhức

- Nghẹt mũi

- Nhức đầu

- Viêm kết mạc

- Đau họng

- Tiêu chảy

- Mất vị giác hoặc khứu giác

- Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

Các triệu chứng nghiêm trọng:

- Khó thở

- Đau hoặc tức ngực

- Mất khả năng nói hoặc cử động

WHO cho rằng, hầu hết bệnh nhân (khoảng 80%) có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, người già và những người mắc bệnh nền như huyết áp cao, các vấn đề về tim và phổi, tiểu đường hoặc ung thư, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

2. Cần phải làm gì khi phát hiện mình có triệu chứng của COVID-19?

Theo khuyến cáo của WHO, đối tượng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 là người có triệu chứng bệnh như: ho, sốt, khó thở, đau ngực... mới trở về từ vùng dịch (nơi đã báo cáo có các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới) hoặc đã có tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm.

Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những 'tín hiệu' đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan - Ảnh 3

Đối tượng cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 là người có triệu chứng bệnh như: ho, sốt, khó thở, đau ngực... mới trở về từ vùng dịch.

Trước khi đi khám, người dân nên gọi điện trước đến đường dây nóng (1900.9095 - Bộ Y tế để được tư vấn chi tiết cách xử trí, đi lại, phòng hộ (cần dùng khẩu trang y tế trong suốt quá trình di chuyển) và thực hiện việc thăm khám tại các khu cách ly riêng của bệnh viện đó.

Nếu không thuộc nhóm đối tượng dễ nhiễm COVID-19 kể trên nhưng hiện tại chưa có triệu chứng gì hoặc xuất hiện triệu chứng cúm nhẹ, bạn nên tự cách ly tại nhà, thời gian tối đa 14 ngày.

3. Tự cách ly tại nhà cần lưu ý điều gì?

- Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.

- Người được cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác.

Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những 'tín hiệu' đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan - Ảnh 4

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

- Tự thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly; không ăn chung cùng những thành viên trong gia đình, nơi lưu trú.

- Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

Đà Nẵng giãn cách xã hội: Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp

Từ 13 giờ ngày 26/7, Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19. Để bảo vệ an toàn cho bản thân trong thời gian này, người dân cần lưu ý những việc nên và không nên làm dưới đây.

TIN MỚI NHẤT