Để sống thọ hơn, bạn nên hạn chế tiêu thụ và kiểm soát lượng gia vị này khi nạp vào cơ thể.
- Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa những bà mẹ sống thọ trăm tuổi và những người con sống lâu, nhưng gen tốt chưa phải là tất cả
- Sau 50 tuổi, 5 việc này “càng lười càng khỏe”, siêng năng quá lại gây ảnh hưởng tới tuổi thọ
Ngày nay, muối đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nếu không có muối, các bữa ăn sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ. Do đó, cần hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát về tần suất tiêu thụ muối và nguy cơ tử vong sớm. Sau khi ghi lại dữ liệu về tần suất thêm muối vào thức ăn của hơn 500.000 người tham gia, họ phát hiện ra rằng 18.474 người trong số đó tử vong sớm hơn vì nguyên nhân tiêu thụ muối nhiều hơn và thường xuyên hơn những người còn lại.
Nghiên cứu này cho thấy những người tiêu thụ lượng muối quá cao hoặc tiêu thụ quá nhiều muối thì nguy cơ tử vong sớm càng cao và nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân càng cao. Do đó, nếu muốn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tuổi thọ, mọi người nên hạn chế sử dụng loại gia vị này hoặc nên tìm các thực phẩm có hàm lượng muối thấp để bảo vệ sức khỏe.
Một nghiên cứu do Đại học Bắc Kinh thực hiện trên nhóm tiêu thụ muối thường và nhóm tiêu thụ muối ít natri đã cho thấy một kết quả đáng ngạc nhiên. Theo đó, việc sử dụng muối ít natri có tác dụng đáng kể trong việc giảm nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.
"Muối ít natri" thường dùng để chỉ các sản phẩm muối sử dụng một phần muối kali để thay thế muối natri . Muối kali cũng có thể tạo ra vị mặn nhất định nhưng không mặn bằng muối natri. Muối có hàm lượng natri thấp thường chứa 60 đến 70% natri clorua , phần còn lại được thay thế bằng muối kali. Muối có hàm lượng natri thấp đủ an toàn cho hầu hết những người khỏe mạnh và có thể là lựa chọn lành mạnh để kiểm soát lượng natri nạp vào.
Hơn nữa, tiêu thụ muối có hàm lượng natri thấp còn có thể làm giảm sự gia tăng áp suất thẩm thấu trong máu do tăng natri máu, từ đó ổn định mức huyết áp; Đồng thời ion kali tăng cũng có thể giúp cơ thể giãn nở mạch máu, giảm sức cản mạch máu do natri cao, đồng thời giảm lượng natri trong nước tiểu. Tăng bài tiết cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não như tăng huyết áp.
Tuy nhiên, muối ít natri không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh thận và những người đang dùng thuốc giữ kali. Nguyên nhân là vì lượng muối natri thấp sẽ làm tăng lượng kali đưa vào cơ thể, lượng kali dư thừa trong cơ thể con người sẽ dẫn đến nguy cơ tăng kali máu, đồng thời áp lực lên thận để bài tiết kali cũng sẽ tăng lên, có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch.
2 cách đơn giản giúp giảm lượng muối trong chế độ ăn
1. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có rất nhiều muối nhằm tăng hương vị và bảo quản tốt hơn. Do đó, để kiểm soát tốt lượng muối nạp vào cơ thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, việc tự nấu ăn sẽ giúp bạn kiểm soát lượng muối trong thực phẩm một cách hiệu quả hơn.Trong trường hợp vẫn thích ăn những loại thực phẩm này, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua để tránh những sản phẩm có nồng độ muối cao.
2. Ăn nhiều các loại rau củ quả
Để giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, việc bổ sung thêm trái cây tươi và rau xanh vào thực đơn là điều cần thiết. Có như vậy, chúng ta mới có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của mình, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng từ rau củ quả, giúp tăng cường sức khỏe.
(Tổng hợp)