Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp - Bạn đã biết chưa? 

Sức khỏe 13/06/2020 11:14

Người thân hay bạn bè bị tăng huyết áp nhưng bản thân lại không biết phải làm như thế nào? Tìm hiểu ngay kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp dưới đây!

Nội dung bài viết

Ngày nay, nhiều người được chẩn đoán bị bệnh cao huyết áp nhưng lại thiếu nhiều kiến thức liên quan để kiểm soát bệnh tật của mình. Hãy ngưng sử dụng các loại thuốc được bán hàng loạt tại các hiệu thuốc nếu không có kế hoạch cụ thể. Việc chỉ biết phụ thuộc vào vai trò của thuốc sẽ khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp!

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Khuyến khích người bệnh giảm cân

Nhắc đến huyết áp, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến cân nặng, bởi chúng là cặp đôi song trùng luôn đi kèm với nhau. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ này là việc dư thừa cân nặng có nguy cơ cao dẫn đến rối loạn hô hấp khi ngủ. Từ đó khiến bệnh tăng huyết áp diễn ra một cách âm thầm và trầm trọng hơn.

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 1
Ảnh minh họa: Internet

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp - Ảnh minh họa: Internet

Vậy nên, khuyến khích người bệnh giảm cân nặng là một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh huyết áp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, chỉ số huyết áp sẽ giảm một lượng tương đương với mỗi kí lô gam mà người bệnh giảm. 

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn hợp lý là bước quan trọng trong việc kiểm soát việc tăng huyết áp. Một chế độ ăn hợp lý phải có sự kết hợp giữa ngũ cốc, trái cây, rau xanh hay các sản phẩm từ sữa. Đây là chế độ buộc bệnh nhân bị tăng huyết áp phải tuân theo và đi đến cùng nếu muốn bệnh của mình không trầm trọng thêm vào một ngày bất kỳ nào đó. 

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 2
Ảnh minh họa: Internet

Ăn sạch, uống xanh, sống khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, nên cân nhắc việc cho bệnh nhân bổ sung thêm chất kali đến từ các loại hoa củ, quả. Nhưng cũng đừng nên quá lạm dụng những loại thuốc hay các loại thực phẩm chức năng để tăng hàm lượng kali trong máu bởi nó sẽ không tốt cho bệnh nhân về lâu dài. Hãy chăm sóc bệnh nhân một cách thông minh nhất! 

Hạn chế hàm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày

Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng mà người chăm sóc cần lưu ý, bởi bệnh huyết áp rất khắc với muối. Có thể nói hạn chế lượng tiêu thụ muối có vai trò rất lớn trong kế hoạch chăm sóc bệnh tăng huyết áp.

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 3
Ảnh minh họa: Internet

Việc kiểm soát lượng muối có vai trò quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một vài tips nhằm giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp bằng cách hạn chế muối trong bữa ăn:

  • Cần tìm hiểu kỹ lượng muối có trong các loại thực phẩm, để có thể tính toán sao cho bữa ăn của người bệnh huyết áp hạn chế muối nhất.
  • Hạn chế việc ăn các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Nên dùng các gia vị thay thế muối trong bữa ăn. 

 Hạn chế sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 4
Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế rượu bia là cách tốt nhất cải thiện sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Rượu bia chưa bao giờ là thứ tốt cho sức khỏe đặc biệt đối với người mắc bệnh huyết áp. Bạn nên lưu ý điều này thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp bằng cách thường xuyên nhắc nhở người bệnh từ bỏ hoặc uống ít rượu bia hơn bình thường. 

Cắt giảm lượng caffein trong đồ uống

Caffeine không được khuyến khích đối với người có bệnh về huyết áp, đặc biệt với những người không thường xuyên uống loại thực phẩm này. Chỉ số huyết áp có thể lên đến 10mmHg sau mỗi lần uống, từ 20-30 phút. 

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 5
Ảnh minh họa: Internet

Chất chứa cafein chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng

Đây là liệu pháp tâm lý bạn cần lưu ý trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Nên tránh để người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng, bởi điều đó chỉ góp phần làm huyết áp thêm tăng cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng cần nhiều hơn dữ liệu để đưa đến kết luận cuối cùng, nhưng phòng bệnh vẫn hơn bạn nhé. Hạn chế tối đa các việc để cơ thể rơi vào tình trạng stress, căng thẳng.

>>> Xem thêm:

- Người huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp?

ke hoach cham soc benh nhan tang huyet ap 6
Ảnh minh họa: Internet

Áp lực trong cuộc sống cũng gây tác động xấu đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Theo dõi huyết áp tại nhà và đi tái khám định kỳ

Bên cạnh những lưu ý đối với việc chăm sóc sức khỏe tại nhà, hãy lưu ý đến việc đưa người bệnh đi khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi sát sao chỉ số huyết áp cũng như những vấn đề sức khỏe khác. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng giúp kiểm soát tốt huyết áp, đảm bảo việc thực hiện lối sống của bạn đang diễn ra một cách đúng đắn. Và được các bác sĩ hướng dẫn tận tình hơn đối với mỗi trường hợp bệnh lý khác nhau. 

Trên đây là bài viết nhằm chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp được tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia lâu năm, giúp bạn có phương pháp tốt trong việc theo dõi diễn biến sức khỏe người bệnh. Chỉ cần chủ động tìm hiểu, cùng với việc duy trì lối sống tích cực, chắc chắn bệnh huyết áp sẽ được cải thiện một cách không ngờ. Chúc bạn thành công với các phương pháp trên.

Người huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp?

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với người bị huyết áp thấp. Vậy người huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp?

TIN MỚI NHẤT