Bạn đã biết những con đường lây nhiễm HIV chưa? Liệu HIV có lây qua da không, vết thương không chảy máu có lây HIV không? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.
- Mới nhổ răng khôn xong nên làm gì cho nhanh khỏi?
- Sử dụng ngay 7 món ăn tốt cho tim mạch để sống khỏe mỗi ngày
Căn bệnh thế kỷ HIV?AIDS đã và đang đe dọa tính mạng của rất nhiều người trên thế giới. Đây là bệnh dịch hoàn toàn có khả năng lây nhiễm quá nhiều con đường khác nhau. Nhưng nhiều người chưa biết rõ các cách thức lây nhiễm HIV để phòng tránh cho bản thân. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin cần biết về HIV và các câu hỏi phổ biến về HIV. Liệu HIV có lây qua da không, vết thương không chảy máu có lây HIV không? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi.
HIV là gì?
HIV là một loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm nhiễm dịch, việc phá hủy các tế bào lympho ở người do vi rút sẽ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh cơ hội khác, từ đó gây ra tử vong cho người bệnh. HIV đe dọa tới tính mạng con người và có khả năng lây nhiễm thành dịch bệnh bất cứ lúc nào. Theo thống kế trên thế giới có tới 30 triệu người bị mắc căn bệnh HIV/AIDS, trải dài trên khắp các châu lục nhưng số ca mắc nhiều nhất được ghi nhận tại Châu Phi, đặc biệt là Trung Phi.
Giai đoạn 1-6 tuần đầu là giai đoạn phơi nhiễm HIV, trong thời kỳ này xét nghiệm HIV có thể hiện kết quả âm tính (không mắc), kết quả chỉ được đưa ra chính xác từ tuần thứ 6 trở đi.
Căn bệnh này tấn công cơ thể từng bước một là làm hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. từ đó cơ thể chúng ta không có khả năng tự đề kháng lại các bệnh tật. Các loại bệnh sẽ dần phát sinh và khiến bệnh nhân HIV/AIDS tử vong.
Quá trình phát triển của bệnh
Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ mắc các bệnh do suy yếu miễn dịch như: ốm, sốt, dị ứng, nhức đầu, phát ban,…Triệu chứng bệnh chưa nghiêm trọng nên rất dễ bị nhầm với những nguyên nhân khác. Trong thời kỳ này sức khỏe của bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường như những người không mắc bệnh khác.
Sau đó, khi HIV đã phát triển đến giai đoạn nặng (AIDS), các căn bệnh cơ hội nặng hơn bắt đầu xuất hiện, đa số liên quan đến phổi, mắt và như: ung thư da, viêm phổi,…Việc suy giảm miễn dịch nặng nề khiến cơ thể không thể chống lại các triệu chứng như tiêu chảy, sốt,…Việc tử vong sẽ xảy ra khi các bệnh cơ hội đồng loạt tấn công làm cơ thể không thể chống lại nữa.
Nguyên nhân dẫn đến HIV
Có 3 nguyên nhân lây nhiễm HIV chính:
- Lây truyền qua đường máu: Sử dụng chung bơm kim tiêm, nhiễm vi rút qua các vết thương hở,…
- Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, quan hệ tình dục bừa bãi,…
- Di truyền từ mẹ sang con: Người mắc bệnh HIV khi mang thai sẽ di truyền vi rút HIV sang con qua đường máu.
Bạn nên chú ý có cho mình các hình thức quan hệ tình dục an toàn, hạn chế các tình huống có thể lây nhiễm vi rút qua đường máu như dùng chung kim tiêm, va chạm vết thương hở,…để tự phòng tránh căn bệnh thế kỷ này cho bản thân và gia đình.
Trong trường hợp nghi mắc HIV qua vết thương hở, cần lập tức có thao tác xử lý vết thương chính xác. Để vết thương chảy máu dưới vòi nước, tuyệt đối không bóp hay nặn, đến máu chảy xong dùng xà phòng rửa sạch vết thương. Trong trường hợp vết thương hở ở mô mềm như mắt, miệng thì rửa vết thương với nước muối liên tục trong 5 phút. Sau đó tới ngay các cơ quan điều trị phơi nhiễm gần nhất.
Hiv có dễ lây không?
Mọi người thường nghĩ HIV dễ lây nhiễm nhưng thực ra chỉ cần bạn biết cách phòng tránh chính xác, HIV rất khó lây truyền. HIV chỉ lây qua 3 đường duy nhất là đường máu, đường tình dục và di truyền từ mẹ sang con. Nếu bạn không có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị bệnh hoặc bạn không quan hệ tình dục với người mắc HIV, bạn ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh căn bệnh này.
Hiv có lây qua da không?
HIV không lây qua da lành, HIV chỉ lây qua các vết thương hở. Vi rút xâm nhập vào đường máu qua các vết thương hở chứ vi rút không lây nhiễm qua da lành.
Hiv có lây qua đường ăn uống không?
Việc ăn uống hay sử dụng chung bát đũa với người bị HIV không làm lây nhiễm bệnh, nhưng nếu thức ăn và các đồ dùng phục vụ ăn uống có dính máu của người bệnh, khả năng bị mắc HIV hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiv có lây qua đường nước bọt không?
HIV không lây qua đường nước bọt, khả năng lây nhiễm chỉ xảy ra khi nước bọt có nhiễm máu của người bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm hiv qua đường miệng và từ nước bọt ở mức rất thấp.
Hiv có lây qua tinh trùng không?
Tinh dịch và các dịch tiết âm đạo đều có chứa vi rút HIV. Vì vậy cần có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đặc biệt không nên quan hệ bừa bãi với người lạ, người bán dâm,…
Vết thương không chảy máu có lây hiv?
HIV lây qua đường máu, tùy vào mức độ vết thương mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Nhưng nếu vi rút HIV xâm nhập được vào mạch máu thì bạn hoàn toàn có khả năng bị mắc HIV. Trong trường hợp không chắc chắn bạn nên đến các cơ sở điều trị HIV để được hướng dẫn xét nghiệm và theo dõi thời kỳ phơi nhiễm.
Phơi nhiễm hiv có lây không?
Phơi nhiễm HIV là thời kỳ các xét nghiệm chưa thể đưa ra kết quả chính xác rằng bạn đã nhiễm HIV hay chưa. Ở một số người, trong thời kỳ phơi nhiễm có kết quả âm tính với HIV nhưng sau đó lại nhận được kết quả dương tính khi đã qua thời kỳ này. Thông thường từ tuần thứ 6 sau khi nghi nhiễm trở đi kết quả xét nghiệm HIV mới hoàn toàn chính xác. Vì vậy, việc phơi nhiễm hiv có lây không phải phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm cụ thể.
Trong thời kỳ phơi nhiễm HIV, tuy kết quả chưa rõ ràng nhưng có thể vi rút đã ở trong người bạn, bạn có thể lây nhiễm cho những người khác. Vì vậy cần hết sức cẩn thận trong thời kỳ này đã không làm xảy ra điều gì xấu.
Hiv có lây qua quần áo không?
HIV không lây nhiễm qua quần áo. HIV chỉ lây nhiễm khi quần áo của bạn dính máu người bệnh, đồng thời trên người bạn có vết thương hở tiếp xúc với lượng máu đó. HIV lây qua 3 đường chính sau: đường máu, đường tình dục và di truyền từ mẹ sang con.
Những lời khuyên khi bị nhiễm HIV
Nếu bạn không may bị nhiễm HIV, bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và sinh hoạt lành mạnh nếu làm theo những lời khuyên:
- Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ, thăm khám tự giác và tích cực. Chủ động dùng thuốc chính xác theo chỉ định của bác sĩ.
- Lưu ý các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Theo dõi các đơn vị, tổ chức hướng dẫn lối sống cho người bị HIV/AIDS, lắng nghe những lời khuyên tích cực, không cô lập bản thân và gia đình.
- Có biện pháp sinh hoạt an toàn để không lây nhiễm cho gia đình và người xung quanh, phối hợp cùng gia đình để có lối sống khoa học, đúng đắn.
- Luyện tập để có chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng và chăm tập thể dục.
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm, tránh xa các ổ dịch truyền nhiễm, khi bị mắc bệnh truyền nhiễm cần đến ngay các trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.
Trên đây là những câu hỏi phổ biến nhất về lây nhiễm HIV và câu trả lời cho thắc mắc HIV có lây qua da không. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm vi rút HIV, hãy tới ngay các trung tâm y tế để nhận những hướng dẫn kịp thời. Phòng tránh và phối hợp điều trị HIV?AIDS là việc làm cần thiết của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.