Đừng chủ quan với viêm dạ dày, bạn sẽ hối hận nếu không chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện thói quen ăn uống ngay từ bây giờ

Sức khỏe 06/04/2022 20:08

Chắc hẳn nhiều người hiện đại đã từng trải qua hai loại viêm dạ dày là cấp tính và mãn tính. Viêm dạ dày mãn có thể tiến triển nặng hơn thành ung thư, vì vậy bạn phải cải thiện thói quen ăn uống và ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe dạ dày ngay từ bây giờ để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày

Đừng chủ quan với viêm dạ dày, bạn sẽ hối hận nếu không chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện thói quen ăn uống ngay từ bây giờ - Ảnh 1

Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene, ngăn ngừa viêm nhiễm. Kali trong cà chua còn thúc đẩy quá trình bài tiết natri và giảm kích ứng thành dạ dày. Ngoài ra, chất xơ và khoáng chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách hỗ trợ vi khuẩn có lợi cho đường ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Bắp cải là một loại rau cải thiện sức khỏe dạ dày điển hình. Vitamin U trong bắp cải là một thành phần chống loét, phục hồi khi thành dạ dày bị viêm hoặc rách, nó bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm cho thành dạ dày khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, nó rất giàu glucosinolate - một chất chống ung thư và có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày. 

Bông cải xanh là một loại rau cải khác giàu vitamin U hơn bắp cải. Nó không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh tuổi già như viêm khớp và Alzheimer. 

Cải thiện thói quen ăn uống của bạn

Đừng chủ quan với viêm dạ dày, bạn sẽ hối hận nếu không chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện thói quen ăn uống ngay từ bây giờ - Ảnh 2

Để ngăn ngừa viêm dạ dày, bạn cần ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, hạn thế hút thuốc và uống rượu. Đặc biệt, cần thay đổi thói quen ăn đồ ăn cay, mặn. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ bị gây ra ung thư. 

Thường xuyên uống đồ uống có ga cũng làm tăng áp lực cho dạ dày. Khí cacbonic làm suy yếu chức năng của cơ vòng nối giữa thực quản và dạ dày, là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày. 

Bỏ thói quen ăn cơm chung với canh. Khi ăn với canh, chúng ta có xu hướng nuốt mà không cần nhai kỹ. Nếu thức ăn ở trong miệng quá ngắn, một loại men tiêu hóa tên là amylase sẽ giảm và thức ăn chưa được phân hủy đủ sẽ di chuyển đến dạ dày. Trong dạ dày, nước canh và axit trong dạ dày trộn lẫn gây cản trở môi trường axit của dạ dày, xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Cũng nên tránh uống nhiều nước trong bữa ăn vì nó cản trở hoạt động của axit dạ dày.

Theo Comedy.com

Không uống rượu bia bạn vẫn bị gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa là gì?

Gan nhiễm mỡ thường được coi là căn bệnh đặc trưng của những người uống nhiều rượu bia. Tuy nhiên, bạn có thể bị gan nhiễm mỡ ngay cả khi bạn uống ít hoặc không uống rượu bia. Nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành xơ gan thậm chí ung thư gan, nguy hiểm tính mạng.

TIN MỚI NHẤT