Từ xưa, ông bà ta đã biết đến công dụng của cây mần ri có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, hiệu quả và đặc biệt là rất an toàn. Vậy cây mần ri dùng trong những bài thuốc nào? Hãy tìm hiểu thông tin hữu ích dưới đây nhé!
- Hé lộ bí mật gan ngỗng có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
- Lá trầu không chữa viêm phụ khoa: Bài thuốc dân gian hiệu quả dành cho phụ nữ
Công dụng của cây mần ri là gì? Không ít người đã quá quen thuộc với loại cây này, là một dược liệu chính trong bài thuốc trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
Không những vậy, cây mần ri còn được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác, được đánh giá là khá lành tính, an toàn và hiệu quả. Vậy cách sử dụng cây mần ri như thế nào? Hiệu quả ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên.
Tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của cây mần ri
Cây mần ri còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây màn ri tía, màn ri tím, cây mùng ri. Hiện nay, người ta tìm thấy được 3 loại mần ri phổ biến là:
- Cây mần ri hoa tím có tên khoa học là Cleome chelidonii.
- Cây mần ri hoa trắng có tên khoa học Cleome gynandra.
- Cây mần ri hoa vàng có tên khoa học là Cleome viscosa L.
Cây mần ri chủ yếu phân bố rộng ở những vùng đồng bằng, nơi có độ ẩm cao, thường được tìm thấy ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia...
Mặc dù cả ba loại mần ri tím, trắng, vàng đều không chứa độc, có dược tính tương đối giống nhau, chung tính ấm, có tác dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong các loại mần ri thì cây mần ri tím thường được sử dụng phổ biến hơn.
Cây mần ri là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Lá của cây mần ri hẹp và dài. Thông thường, một cuống mọc từ thân cây sẽ có 3 lá chét, phần thân nhiều lông rồi ít dần về phía viền lá.
Về phần rễ xếp thành chùm, có hình trụ dài, thân rễ ngắn. Cây mần ri là loại cây ra hoa quanh năm, quả cây thường dài, khi già có màu ngả tím.
Đối với công dụng của cây mần ri thì phần được làm dược liệu trị bệnh chính là phần lá, thân, rễ sau khi thu hái sẽ đem phơi khô dùng dần, với cách sử dụng khá đa dạng tuỳ theo mục đích trị bệnh.
Thành phần của cây mần ri
Ngày nay, người ta cũng nghiên cứu và chỉ ra thành phần của cây mần ri có những hoạt chất chứa dược tính cao như: Glucocapparin, Alucocleomin, Glycosid. Đối với hạt cây mần ti có chứa 0,04 Viscosin và 0,1% Axit viscosic.
Ngoài ra, nồng độ Vitamin A, Protein, chất béo và đường khử cũng được tìm thấy trong thành phần của loại dược liệu này.
Theo đông y, cây mần ri trắng có vị đắng, tính ấm, công dụng của cây mần ri giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hoạt huyết, tiêu đờm rất tốt. Thường dùng trong những bài thuốc giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm được tình trạng cơ bị co cứng, hạn chế được đau nhức hiệu quả.
Mần ri tím có tính ấm, vị cay, không chứa độc, được dùng nhiều trong những bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị những bệnh như đau đầu, cảm cúm, ho hen. Theo nhiều nghiên cứu, mần ri tím còn có tác dụng trong việc điều trị viêm cầu thận mãn tính.
Còn đối với cây mần ri vàng có tính bình, vị ngọt, có công dụng dưỡng huyết bình can, giúp tiêu sưng, lợi tiểu, thường dùng trong bài thuốc điều trị ù tai, chóng mặt, nôn ra máu, hồi hộp, đánh trống lồng ngực...
Tác dụng của cây mần ri
Cây mần ri chữa bệnh gì? Cây mần ri được dùng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau, thường liên quan đến xương khớp, nhức mỏi, chữa viêm xoang, cầm máu, chữa rắn cắn... Phổ biến nhất là dùng để điều trị như sau:
Cây mần ri trị thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm từ lâu được biết đến là một trong những bài thuốc đem lại hiệu quả tốt, chi phí thấp, độ an toàn cao và rất hiếm tình trạng gây tác dụng phụ nhờ vào những dược tính có lợi trong thành phần cây, giúp người bệnh hạn chế được cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra và cả tình trạng xương khớp co cứng.
Tuy nhiên, để đảm bảo được bài thuốc phát huy được hết dược tính, khi thu hái cây mần ri nên nhổ cả gốc, đem rửa sạch rồi dùng tươi hoặc có thể phơi khô.
Về bài thuốc điều trị, có rất nhiều cách khác nhau được lưu truyền lại nổi bật nhất là dùng đắp lên phần xương khớp nhức mỏi hoặc uống nước cây mần ri trị đau lưng.
Đắp cây mần ri
Bài thuốc đắp cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm, bạn cần chuẩn bị cây mần ri tươi và muối hạt. Đem cây mần ri rửa sạch, để một lát cho ráo nước, rồi tiếp tục giã nhuyễn cùng muối hạt.
Sau khi thu được hỗn hợp thì đem đắp lên vị trí đau nhức khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm căng cơ, đau nhức rất tốt.
Uống nước cây mần ri
Bạn cần chuẩn bị 40gr cây hoa mần ri trắng dạng khô, rồi đem hãm với nước sôi khoảng 10 phút cho ra chất. Uống nước mần ri khoảng từ 200 - 300ml mỗi ngày, nên uống đều đặn mới đem lại hiệu quả cao.
Cây mần ri chữa viêm xoang
Nhờ vào những thành phần có lợi, chứa dược tính cao của cây mần ri giúp nâng cao hệ miễn dịch, có khả năng làm giảm sự khó chịu do tình trạng viêm xoang gây ra, tiêu đờm, tình trạng viêm đường hô hấp được cải thiện tốt.
Cách dùng cây mần ri chữa viêm xoang thường được dùng là cây mần ri hoa vàng, còn được gọi là màn màn hoa vàng, nên chọn những cây già đã ra hoa, dùng cả thân lẫn rễ sẽ có tác dụng tốt hơn.
Đem cây mần ri rửa sạch, loại bỏ những phần rễ xấu, để ráo nước, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng từ 50 – 70gr mần ri tươi đem nấu với nước để uống sẽ cải thiện được vấn đề viêm xoang.
Ngoài ra, nấu cây mần ri để xông hơi có khả năng giảm căng thẳng, chữa đau đầu rất hiệu nghiệm, được nhiều người áp dụng thấy cải thiện rõ rệt.
Trong quá trình sử dụng cây mần ri tươi, cũng cần lưu ý tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, hạn chế đến môi trường bụi bẩn, khi ăn tránh thức ăn để nguội, lạnh, hay nước uống để lạnh.
Hỗ trợ điều trị viêm gan
Công dụng của cây mần ri ngoài dùng trong bài thuốc trị đau lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm xoang còn được dùng để hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, người có chức năng gan gặp vấn đề với bài thuốc từ cây mần ri rất đơn giản, nhưng hiệu quả hỗ trợ tốt.
Bài thuốc từ cây mần ri trị viêm gan cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Cây mần ri 50gr
- Diệp hạ châu 30gr
- Cây mật nhân sắc 6gr
Tất cả nguyên liệu đem nấu chung với khoảng 1,5 lít nước, khi nước sôi thì để lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi cạn lại còn khoảng 1 lít thì tắt bếp, lọc lấy phần nước bỏ bã. Nước mần ri nên uống 2 lần/ngày, liên tục mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt.
>>> Xem thêm:
- Công dụng của cây mật nhân và những điều cần lưu ý khi sử dụng
- Công dụng của cây cỏ máu với sức khỏe? Cỏ máu trị bệnh gì?
Lưu ý khi sử dụng cây mần ri trị bệnh
Cây mần ri có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh, đem lại hiệu quả tích cực nếu kiên trì sử dụng. Nhưng khi dùng cây mần ri trị bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Đối với người có cơ địa nhạy cảm, bệnh nền nặng, hoặc phân vân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Khi dùng cây mần ri trị bệnh có biểu hiện bất thường như đau đầu, buồn nôn... thì không nên sử dụng tiếp
- Nên chọn mua cây mần ri, hoặc tìm những cây mần ri đảm bảo nguồn gốc, tránh bị pha trộn hoá chất, lá héo, hư hỏng, ẩm mốc không đảm bảo chất lượng và gây hại đến sức khỏe.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, không dùng cho trẻ nhỏ.
- Không nên quá lạm dùng bài thuốc từ cây mần ri. Cần có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và tham khảo ý kiến chuyên gia nếu đang trong quá trình điều trị tây y kết hợp.
Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được công dụng của cây mần ri trong việc điều trị bệnh rất đa dạng và đem lại hiệu quả cao, được đánh giá khá lành tính cho người sử dụng.
Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên quá lạm dụng, tốt nhất trước khi sử dụng loại thuốc nào để điều trị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.