Chiều cao của con người được quyết định trong giai đoạn tuổi dậy thì. Vậy bạn đã biết những cách tăng chiều cao tuổi dậy thì nào để giúp các bé phát triển vượt trội?
- Có 1 loại rau có thể thay thế 3 ly sữa/ ngày, cực nhiều canxi giúp tăng chiều cao tối đa
- VĐV bóng chuyền 18 tuổi nổi rần rần vì chiều cao khủng, gương mặt đẹp lạ
Có nhiều cách tăng chiều cao tuổi dậy thì mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con của mình. Bổ sung bằng các loại thực phẩm hay các bài tập luyện thể thao hằng ngày đều là những cách tự nhiên giúp tăng chiều cao nhanh chóng, an toàn. Mời các mẹ cùng tìm hiểu chủ đề trên qua bài viết dưới đây!
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì
Trước khi tìm hiểu cách tăng chiều cao hiệu quả tuổi dậy thì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu đâu là những yếu tố quyết định đến sự phát triển chiều cao ở trẻ.
Bên cạnh yếu tố di truyền, các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng, sự tăng trưởng tầm vóc, thể chất của trẻ còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài như: chế độ dinh dưỡng, vận động, thể dục thể thao, môi trường sống hay chế độ nghỉ ngơi,…
+ Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và vóc dáng của trẻ em ở tuổi dậy thì. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của con người.
Giai đoạn bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì là 3 thời điểm mà chiều cao con người phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì là lúc khối xương, cơ bắp và vóc dáng đạt trạng thái tăng trưởng cao nhất.
Do đó, nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và bổ sung thêm các thành phần có lợi sẽ giúp chiều cao của trẻ tăng nhanh từ 15 - 20cm ở giai đoạn dậy thì.
+ Dậy thì sớm
Rất nhiều phụ huynh đau đầu muốn tìm cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm vì đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em thành thị hiện nay.
Dậy thì sớm là hiện tượng bé trai bắt đầu dậy thì trước 9 tuổi và bé gái là trước 8 tuổi. Khi bé dậy thì sớm, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng làm kích hoạt sự phát triển xương, dẫn đến việc chiều cao của bé tăng lên rất nhanh.
Tuy nhiên, sau đó các đầu xương cũng nhanh chóng cứng lại và không còn tiếp tục phát triển nữa, do đó, thường trẻ cũng sẽ không cao thêm được.
Trên thực tế, các trẻ dậy thì càng sớm thì chiều cao luôn thấp hơn bạn bè dậy thì đúng độ tuổi. Vì vậy, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân làm cho chiều cao ở trẻ vị thành niên bị kìm hãm.
+ Môi trường sống
Môi trường sống và xã hội cũng là các lý do ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các bé, trong đó có chiều cao. Những đứa trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, có điều kiện về kinh tế sẽ được tạo điều kiện phát triển nhanh nhất.
Trong khi đó, môi trường ô nhiễm, kinh tế kém phát triển, không đủ nước sạch, thiếu thốn vật chất, thực phẩm không an toàn, sống cạnh nhà máy hóa chất sẽ không phát triển chiều cao tốt nhất.
+ Chế độ luyện tập hàng ngày
Những bé thường xuyên được tập luyện thể thao sẽ phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ hơn. Nhiều môn thể thao rất tốt cho sự phát triển chiều cao là: chạy, bơi lội, nhảy cao, cầu lông,...
2. Hướng dẫn cách giúp tăng chiều cao cho trẻ tuổi dậy thì
+ Cách tăng chiều cao hiệu quả nhất qua bổ sung thực phẩm
- Chất đạm
Đây là nguyên liệu rất tốt cho sự phát triển của cơ và xương. Những loại thực phẩm giàu đạm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày là: trứng, sữa, cá, thịt nạc, các loại đậu,...
Mỗi ngày, trung bình các bé tuổi dậy thì cần được ổ sung khoảng 80g đạm, tương đương với 15% tổng năng lượng cung cấp.
- Chất xơ
Bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Chất xơ còn giúp phòng ngừa chứng táo bón, đau dạ dày. Các thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung hằng ngày trong bữa ăn là: khoai lang, ngô, xoài, rau củ quả,...
- Chất béo
Dưỡng chất này giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp hòa tan các vitamin tan được trong mỡ như Vitamin A, C, D, K. Lời khuyên là chúng ta nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật để hạn chế tích tụ các cholesterol xấu trong máu.
Những loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh là: dầu olive, dầu lạc, dầu hạt cải, dừa, quả bơ, cá hồi,... Trung bình mỗi ngày, nam giới cần ít nhất 50g chất béo, tương đương với 25% tổng năng lượng cung cấp.
- Các loại vitamin và khoáng chất
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện, nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Một số thực phẩm giàu vitamin là: rau củ, ngũ cốc, hoa quả tươi,…
Các khoáng chất giúp xương phát triển:
+ Canxi: giúp cấu tạo nên xương và duy trì độ chắc khỏe, dẻo dai của xương. Bạn có thể bổ sung canxi vào khẩu phần của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bằng các loại thực phẩm như: sữa, xương ống, cua, tôm, ghẹ,…
+ Magie: đóng vai trò quan trọng vào quá trình tổng hợp protein cũng như duy trì các chức năng của cơ, đồng thời chất này còn tham gia chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ co giãn cơ. Bên cạnh đó, magie còn giúp làm săn chắc, kích thích hình thành và cải thiện hoạt động của các nhóm cơ trong cơ thể.
+ Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho, từ đó giúp xương chắc khỏe. Những trẻ thiếu canxi sẽ dễ mắc bệnh còi xương. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D là: trứng, sữa, bơ, dầu cá, gan cá, men bia,...
+ Sắt: chế độ dinh dưỡng của các bé gái tuổi dậy cần đặc biệt chú trọng việc bổ sung sắt. Chất này đóng vai trò giúp tăng tuần hoàn máu, bổ sung máu rất tốt cho bé gái trong giai đoạn bắt đầu có kinh nguyệt.
Lượng sắt mà nữ giới cần phải bổ sung trong thời gian dậy thì là 18mg/ngày. Những loại thực phẩm giàu sắt là: bí đỏ, khoai lang tím, củ dền đỏ, nội tạng động vật,...
3. Cách tăng chiều cao tuổi dậy thì qua thói quen sinh hoạt
+ Đi, đứng, ngồi đúng tư thế
Những tư thế vận động hằng ngày sai cách có thể khiến cho hệ xương bị tác động không nhỏ. Hậu quả là cơ thể bị gù lưng, cong vẹo cột sống khiến cho chiều cao bị ảnh hưởng.
Nên tập luyện cho mình tư thế sinh hoạt đúng cách bằng cách giữ thẳng vai và lưng khi ngồi học và đi đứng, không nằm sấp khi ngủ.
+ Tắm nắng
Ánh nắng cung cấp rất nhiều Vitamin D tự nhiên tốt cho sự phát triển của răng và xương. Tắm nắng trong khoảng 30 phút mỗi sáng sẽ giúp cho làn da được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tăng khả năng tổng hợp Vitamin D.
+ Kiểm soát cân nặng
Cân nặng cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì. Bởi nếu trọng lượng cơ thể quá khổ sẽ tăng áp lực lên các đốt xương, khiến cho xương khó có thể phát triển tốt nhất.
+ Bổ sung đủ nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn tham gia vào các hoạt động khác của xương khớp. Có đến 90% nước trong các đĩa đệm của cột sống. Nếu cơ thể không đủ nước, chúng sẽ bị co lại.
+ Giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress
Hãy tập thói quen giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng để không ảnh hưởng đến hoạt động tiết hormone tăng trưởng của não bộ.
+ Ăn đúng giờ, đủ bữa
Theo các chuyên gia thì việc chia nhỏ bữa ăn thành 3 hay 6 bữa có thể kích hoạt quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
Hormone tăng trưởng sẽ sinh ra từ các loại thực phẩm được đưa vào cơ thể. Nhờ đó chúng sẽ giúp bổ sung đầy đủ chất, làm cho cơ thể có đủ sức khỏe để kích thích tăng chiều cao hiệu quả.
+ Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Duy trì thói quen ngủ, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp ích cho sự phát triển thể chất. Vì khi ngủ, các tế bào sẽ được phục hồi và tái tạo. Bạn nên tập thói quen ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm, nên đi ngủ sớm, dậy sớm.
Việc ngủ trưa khoảng 15-30 phút cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Các hormone tăng trưởng sẽ sản sinh trong lúc cơ thể đang ngủ, do đó chất lượng của giấc ngủ càng tốt thì cơ thể càng tiết ra nhiều hormone hơn.
+ Tránh xa các chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích là kẻ thù gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát trưởng tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các chất kích thích còn làm ức chế quá trình tăng trưởng của xương, làm giảm khả năng hấp thụ canxi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển chiều cao của cơ thể.
+ Không mặc quần áo quá chật
Muốn chiều cao tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì thì chúng ta cũng cần chú ý lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp để giúp máu lưu thông đến các cơ thuận lợi, từ đó giúp cải thiện chiều cao hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- Giải đáp: Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?
- 3 món ăn nguy hiểm khiến trẻ dậy thì trước tuổi và tăng nguy cơ ung thư
4. Cải thiện chiều cao nhờ các bài tập luyện thể thao
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể sẽ phát triển rất nhanh và việc luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp các cơ bắp săn chắc, nở nang hơn. Lựa chọn cách đu xà tăng chiều cao cho nữ và nam hay các bài tập gập người, yoga, hít đất,... sẽ giúp kéo giãn cơ và xương sẽ giúp phát triển chiều cao rất hiệu quả.
Mỗi ngày, các bé nên dành khoảng 15 -20 phút để luyện tập, tốt nhất nên tập vào buổi sáng ngoài trời hoặc không có thời gian có thể tập vào buổi chiều hoặc tối.
Tập luyện chăm chỉ, đúng cách không chỉ giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai mà còn giúp nâng cao sức đề kháng rất tốt.
Đặc biệt, bóng rổ và bơi lội và bóng rổ là bộ môn được đánh giá rất tốt trong việc giúp cải thiện chiều cao. Vì thế, bạn nên luyện tập thường xuyên để có một chiều cao và vóc dáng cân đối.
Trên đây là những cách tăng chiều cao tuổi dậy thì mang lại hiệu quả cao mà cha mẹ nên khuyến khích con mình áp dụng để trẻ có được chiều cao tốt nhất khi trưởng thành. Một chiều cao lý tưởng hết sức quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta thuận lợi trong công việc cũng như tự tin hơn trong cuộc sống.