Rượu hà thủ ô mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về cách ngâm rượu hà thủ ô trong bài viết dưới đây.
- Tìm hiểu lá phan tả diệp có tác dụng gì với cơ thể?
- Có nên uống dầu gấc thường xuyên? Tác dụng của dầu gấc
Nội dung bài viết
- Hà thủ ô đỏ là cây gì?
- Công dụng của hà thủ ô đỏ
- Hà thủ ô ngâm rượu có tốt không?
- Tác dụng của hà thủ ô ngâm rượu
- Cách chế biến hà thủ ô đỏ ngâm rượu - cách ngâm rượu chất lượng
- Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô
Hà thủ ô được biết đến như một loại dược liệu quý, ngoài việc bồi bổ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại hà thủ ô đỏ, lợi ích và cách ngâm rượu hà thủ ô.
Hà thủ ô đỏ là cây gì?
Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Cây có đặc điểm là phần thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân mang màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ. Lá mọc so le và có cuống dài, phiến lá hình tim dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5 cm, đầu nhọn, mép hơi gợn sóng, cả hai mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ có đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá, có 8 nhụy với đầu nhụy hình mào gà.
Khi nhắc đến hà thủ ô cần phân biệt rõ 2 loại hà thủ ô sau: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, chỉ hà thủ ô đỏ được coi là vị chính thức dùng trong Đông y.
Công dụng của hà thủ ô đỏ
Đối với làm đẹp, hà thủ ô đỏ rất tốt cho làn da, giúp da trẻ hóa và săn chắc. Đối với sức khỏe, nó giúp tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hơn thế, hà thủ ô đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón, xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng sinh sản, giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét…
Hà thủ ô ngâm rượu có tốt không?
Với các lợi ích nói trên thì nhiều người đã sử dụng rượu hà thủ ô một cách không kiểm soát và điều này là hoàn toàn không tốt. Hà thủ ô là một vị thuốc nên nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Hà thủ ô chỉ thực sự tốt nếu bạn sử dụng hợp lý và có sự hướng dẫn của chuyên gia.
Tác dụng của hà thủ ô ngâm rượu
Khi sử dụng rượu hà thủ ô đỏ ngâm rượu một cách hợp lý không chỉ thừa hưởng toàn bộ các lợi ích của hà thủ ô nói chung mà còn mang một số lợi ích khác như: điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ cholesterol trong huyết thanh, bảo vệ gan, giảm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu. Hơn thế, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức chịu đựng của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, giảm tỉ lệ teo tuyến ức ở người cao tuổi, đồng thời cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết…
Cách chế biến hà thủ ô đỏ ngâm rượu - cách ngâm rượu chất lượng
Để làm món rượu hà thủ ô đỏ đúng chuẩn, đảm bảo tỷ lệ ngâm rượu hà thủ ô với các nguyên liệu khác, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1.5 kg hà thủ ô, 6 – 8 lít rượu trắng 40 độ (ngon hơn khi dùng rượu nếp), nước vo gạo, bình thủy tinh ngâm rượu, 0.5 kg đường phèn. Sau đó bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sơ chế thật sạch và ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn. Tiếp đến gọt bỏ phần vỏ, bỏ lõi cứng bên trong và thái lát mỏng.
- Bước 2: Ngâm hà thủ ô đã thái vào trong nước vo gạo trong 1 - 2 ngày để làm giảm độ chát và tính nóng. Cần chú ý thay nước mỗi ngày 2 lần.
- Bước 3: Khi đã ngâm xong bạn để ráo rồi đem phơi khô, sau đó sấy thơm để làm cô đọng lecithin, đây là chất giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
- Bước 4: Đem hà thủ ô đã chuẩn bị ở trên cho vào bình thủy tinh cùng đường phèn, ngâm cùng rượu trắng khoảng 2 tháng trở lên là có thể dùng được.
Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô
Không sử dụng hà thủ ô chưa qua chế biến
Trường hợp hà thủ ô chưa qua chế biến mà đem đi phơi khô rồi nấu nước uống thì chất chát trong thảo dược này có thể gây viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Các thực phẩm nên kiêng khi dùng rượu hà thủ ô
Trong lúc dùng rượu hà thủ ô bạn nên kiêng củ cải, tỏi, hành, món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như: tiêu, ớt, gừng, hành tây (theo đông y)…
Đối tượng không được sử dụng rượu hà thủ ô
Nếu bạn là người có huyết áp thấp và đường huyết thấp thì không nên dùng rượu hà thủ ô vì có thể khiến tình hình trở nặng. Ngoài ra các đối tượng dị ứng với các thành phần hóa học trong hà thủ ô cũng không nên sử dụng.
Liều lượng sử dụng rượu hà thủ ô
Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 9 – 15g thảo mộc thô. Lạm dụng hà thủ ô nói chung hay rượu hà thủ ô nói riêng đều gây ra tác dụng phụ.
Rượu hà thủ ô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nhưng trong quá trình sử dụng cần hết sức tỉnh táo để không lạm dụng. Nếu bạn có ý định sử dụng rượu hà thủ ô với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Mong những chia sẻ xoay quanh chủ đề cách ngâm rượu hà thủ ô có thể giúp ích cho các bạn.