Để phòng ngừa các bệnh về mạch máu như bệnh tim và đột quỵ, bạn nên ăn các loại thực phẩm tự nhiên để giảm viêm.
- 7 nguyên nhân không ngờ tới khiến móng tay, móng chân chân bạn bị đổi màu
- Những thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng bị đầy hơi
Tình trạng viêm có thể xảy ra ở nhiều vùng khác nhau như da, nội tạng, máu v.v. Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm lâu ngày và trở thành viêm mãn tính thì có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau.
Các bệnh nguy hiểm về mạch máu như bệnh tim (đau thắt ngực-nhồi máu cơ tim) và tai biến mạch máu não (nhồi máu não-xuất huyết não) cũng là do mạch máu bị viêm. Nguyên nhân chính là do ăn nhiều calo, lười vận động, bị căng thẳng và hút thuốc. Cùng tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt để ngăn ngừa và kiểm soát chứng viêm mãn tính.
Gừng
Các thành phần gingerol, gingerone và shogaol trong gừng là những thành phần chính góp phần quan trọng giúp giảm viêm trong cơ thể. Đặc biệt, thành phần gingerol giúp khử mùi hôi của thức ăn và giúp loại bỏ cholesterol.
Nó còn giúp thanh lọc máu bằng cách giảm chất béo trung tính tích tụ trong mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Nó cũng có vai trò làm giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa chứng viêm và sự phát triển của bệnh mạch máu.
Dầu tía tô
Dầu tía tô được làm từ hạt tía tô. Nó rất giàu axit béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể và có tỷ lệ omega-3 chiếm khoảng 63%.
Nếu bạn ăn quá nhiều axit béo bão hòa như mỡ trong thịt và axit béo chuyển hóa trong đồ ngọt, chất béo trung tính và cholesterol trong máu của bạn sẽ tăng lên, sau đó nó sẽ dính vào thành mạch máu và gây viêm nhiễm. Nó còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa (gây tổn thương) của cơ thể và góp phần ngăn ngừa và quản lý tình trạng viêm gây ra các bệnh khác nhau.
Táo
Táo là loại trái cây tốt cho cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa đột quỵ bằng cách làm sạch mạch máu. Và chất dinh dưỡng chống oxy hóa quercetin có tác dụng ngăn chặn các chất ô nhiễm không khí gây viêm ống phế quản và phổi.
Táo cũng giúp làm sạch ruột và còn giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách giảm thời gian thức ăn đi qua ruột.
Cà chua bi
Chất lycopene có trong cà chua bị là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất. Nó có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong các tế bào của cơ thể. Ăn cà chua bi thường xuyên có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa của tuyến tiền liệt và ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Cả cà chua và cà chua bi đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp quản lý lượng đường trong máu trong khi thực hiện các chức năng này.
Các loại hạt
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa, không giống như chất béo bão hòa trong thịt. Đặc biệt, nó rất giàu thành phần omega 3 và có tác dụng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm cholesterol tích tụ trên thành mạch máu.
Ăn các loại hạt như một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều còn giúp ngăn ngừa việc bạn ăn quá nhiều vào buổi tối. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ bị tăng cân vì vậy bạn cần ăn uống điều độ.
Cà rốt
Beta-carotene có trong cà rốt, rất giàu chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương cho cơ thể, giúp ngăn ngừa viêm phổi do các chất độc hại gây ra và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
Beta-carotene trong cà rốt cũng góp phần ngăn ngừa ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Cà rốt là món ăn nhẹ cực tốt cho chế độ ăn kiêng vì nó có hàm lượng calo thấp. Ăn cà rốt vào buổi chiều có thể giúp ngăn ngừa việc ăn quá nhiều vào buổi tối.
Hành tây, tỏi
Thành phần quercetin có trong hành tây có tác dụng ngăn chặn các tế bào bị tấn công bởi các gốc tự do xấu và lipid peroxide, có còn có tác dụng tiêu viêm và làm lành vết thương. Hành tây cũng giúp ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách ức chế sự tích tụ chất béo và cholesterol trong mạch máu.
Tỏi chứa nhiều allicin, chất này giải phóng oxit nitric giúp làm cứng mạch máu và ngăn các tiểu cầu vón cục, làm giảm nguy cơ đông máu và đột quỵ.
Theo Kormedi