Bệnh thần kinh tọa có thể không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây bại liệt suốt đời. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị sẽ hữu ích cho người bệnh.
Biết được nguyên nhân bệnh thần kinh tọa sẽ giúp người khỏe mạnh tránh được nguy cơ mắc bệnh cùng như tìm ra hướng điều trị đúng, mau chóng phục hồi và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra khiến bệnh tình trở nên trầm trọng.
1.Đau thần kinh tọa là gì?
Khi dây thần kinh bị chèn ép khiến người bệnh đau dây thần kinh tọa, gây ra thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Còn có nguyên nhân do trật đốt sống thắt lưng, do khối u hoặc đang mang thai. Tiểu đường, táo bón, các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng cũng là lý do gây ra đau dây thần kinh tọa.
2.Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường đến từ các nguyên nhân sau:
- Đau vùng thắt lưng, có khi lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt hoặc đau âm ỉ, có thể tăng lên khi người bệnh vận động quá sức hay thay đổi tư thế, khi bị ho và hắt hơi.
- Bên cạnh đó còn có các biểu hiện khác như tê nóng, cảm giác đau rát bỏng như có kiến bò xung quanh khu vực đau.
3.Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Những cơn đau thần kinh tọa thường giảm dần và biến mất bằng cách chữa không cần phẫu thuật trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, đau dây thần kinh tọa có thể kéo dài và nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể phải phẫu thuật nếu đau liên quan đến yếu chân, mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
Đau thần kinh tọa có thể không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng khiến suy yếu chi, thậm chí có thể gây bại liệt suốt đời. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
4.Triệu chứng đau thần kinh tọa
Những cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện từ cột sống thắt lưng (lưng dưới) sau đó lan dần đến phần hông và mông đến phía sau chân. Tại mọi vị trí dây thần kinh tọa chạy qua đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơn đau tập trung nhiều và kéo thành một đường ở từ thắt lưng xuống đến mông và mặt sau đùi và bắp chân của bạn.
Cơn đau tùy vào mức độ nặng nhẹ và từng cơ thể, có người đau nhẹ, có người đau dữ dội đột ngột, cơn đau bất chợt khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, ở một số người bệnh thì có thêm biểu hiện như bị tê, ngứa ran và yếu cơ, hầu hết người bị bệnh thần kinh tọa chỉ đau một bên cơ thể, chủ yếu từ mông xuống bắp chân, điều này tạo ra áp lực cho vùng xương sống, dây thần kinh và dây chằng quanh khớp bị chèn tạo ra các cơn đau âm ỉ.
Chữa đau thần kinh tọa
Khi người bệnh nhận thấy cơn đau kéo dài và có những biểu hiện biến chứng xấu, hãy lập tức tìm đến bác sĩ để chẩn đoán tình trạng bệnh và có biện pháp can thiệp chữa đau thần kinh tọa đúng lúc. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất bằng các hành động vật lý như yêu cầu người bệnh đi bằng gót chân hoặc ngón chân, nhấc hai chân lên cùng lúc hoặc vươn người lên khi ngồi xổm và nằm ngửa.
Sau đó là xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc điện cơ… Tiêm thuốc Corticosteroid để điều trị, nếu cơn đau trở nên dai dẳng và không hiệu quả chữa trị thì các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ những tác nhân chèn ép dây thần kinh.
Chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Khi chữa đau thần kinh tọa tại nhà, bệnh nhân thường kết hợp liệu pháp đông y và các bài tập vật lý trị liệu để tăng hiệu quả chữa trị.
Vật lý trị liệu:
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp phục hồi chức năng của xương khớp và cải thiện cơ bắp tăng tính linh hoạt như điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng.
Bài tập cải thiện sự linh hoạt vùng thắt lưng
Vị trí ban đầu: Người bệnh nằm trên thảm hoặc chiếu, đặt một chiếc gối nhỏ hoặc 1 quyển sách kê dưới đầu. Thực hiện động tác cong 2 đầu gối và giữ cho bàn chân thẳng, lưu ý khoảng cách giữa 2 bàn chân sao cho bằng với độ rộng của hông. Sau đó thả lỏng phần trên của cơ thể, phần cằm gập nhẹ nhàng về phía ngực.
Tiếp tục thực hiện cong một đầu gối về phía trước ngực, đồng thời 2 tay ôm chặt đầu gối, kéo chầm chậm về phía ngực hết mức trong khả năng và giữ nguyên tư thế đó trong 20 – 30 giây, kết hợp hít thở sâu và đổi chân, thực hiện lặp lại trong 3 lần. Lưu ý không căng phần cổ, vai, ngực quá khả năng, chỉ giữ ở mức vừa với sức của cơ thể một cách thoải mái.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Vị trí ban đầu: người bệnh đứng thẳng và để 1 chân lên một vật cố định như các bậc hoặc nấc cầu thang. Đồng thời giữ chân ở tư thế thẳng, duỗi thẳng ngón chân. Thực hiện động tác ngả người về phía trước, giữ lưng thẳng và đứng ở tư thế đó trong 20 – 30 giây, kết hợp hít thở sâu. Lặp lại động tác trên khoảng 3 lần và không kéo giãn cơ quá sức.
Phương pháp châm cứu, bấm huyệt
Đây là phương pháp được áp dụng khá nhiều để cải thiện chỗ đau, châm cứu thường kéo dài 20 phút, mỗi ngày trị 1 lần và kéo dài ít nhất trong 15 ngày. Nhiều bệnh nhân cũng thực hiện bấm huyệt để giảm cơn đau, chủ yếu bấm vào các huyệt vùng thắt lưng như thừa sơn, ủy trung, thận du, thượng liêu, đại trường du và côn lôn.
Chữa bằng diện chẩn
Chuyên gia sẽ thực hiện day ấn vào các huyệt đạo để giảm các triệu chứng của bệnh. Tác dụng của diện chẩn là giúp giảm đau, thần kinh thư giãn hơn, không bị co giật, thư gân hoạt lạc.
Chữa thần kinh tọa bằng thuốc nam
Phương pháp này chủ yếu chữa bằng các liệu pháp thiên nhiên quen thuộc như tỏi, ngải cứu, lá lốt. Bệnh nhân có thể xem các bài thuốc sau đây để áp dụng cho chính mình.
Chữa bằng sữa tỏi
Nguyên liệu: 300ml sữa tươi, 50ml mật ong, 5 nhánh tỏi.
Cách thực hiện: Tỏi băm nhỏ cho vào sữa, đun cả hai trên lửa nhỏ khoảng 15 phút. Sau khi hỗn hợp nguội thì chia làm 3 bữa/ngày để uống.
Chữa bằng ngải cứu
Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 2 muỗng mật ong.
Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn để chắt lấy nước, cho thêm 2 muỗng mật ong. Uống liên tục từ 1-2 tuần và 1 ngày dùng 1 đến 2 lần.
Chữa bằng lá lốt
Cách 1: Chườm nóng
Nguyên liệu: 200g ram lá lốt tươi, 400 gram muối hạt, miếng vải sạch.
Cách thực hiện: là lốt rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát, sau đó mang sao nóng với muối. Cho hỗn hợp vào miếng vải sạch và chườm nóng lên vùng đau nhức.
Cách 2: thuốc xoa bóp
Nguyên liệu: 200 gram rễ cây lá lốt, 1,5 lít rượu gạo, 1 bình thủy tinh
Cách thực hiện: rễ cây lá lốt cắt khúc nhỏ, sao vàng hạ thổ, sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm rượu. Sau 3 tháng có thể dùng để xoa bóp lên phần đau thần kinh tọa.
Bài thuốc uống từ lá lốt
Nguyên liệu: 5 gram lá lốt tươi, 2 bát nước lọc.
Cách thực hiện: lá lốt rửa sạch, thái khúc nhỏ, sắc nấu với 2 bát nước lọc cho đến khi còn 1 bát thì chắt lấy nước uống.
Hi vọng rằng cẩm nang chữa trị bệnh thần kinh tọa bao gồm cả nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa từ tây y đến đông y, các liệu pháp hỗ trợ sẽ giúp người bệnh mau chóng giảm cơn đau nhức và trở lại sinh hoạt bình thường, khỏe mạnh.