Bé gái bị suy đa tạng nặng vì món ăn dùng để… ‘GIẢI KHÁT MÙA HÈ, hãy cự tuyệt với món ‘chết người’ này

Sức khỏe 05/04/2021 10:35

Chỉ vì sự chủ quan của người bán và sự bất cẩn của người ông đã đẩy đứa bé đến gần hơn với ‘cửa tử’. Nếu bạn vẫn ăn món ‘yêu thích’ này thì nên bỏ ngay nếu không muốn ngày nào đó phải nhập viện.

Bé gái suy đa tạng vì món ăn giải khát mùa hè

Đứa bé tên là Nini 4 tuổi, sống ở Trung Quốc. Từ nhỏ bé đã rất thích ăn mía. Đây được xem là món khoái khẩu của cháu. Mỗi ngày khi đi học về ông của bé Nini đều ghé ngang những xe bán mía vỉa hè để mua cho cháu mình ăn. Hôm đó ông chọn cho cháu gái mình một khúc mía ngon và nhờ người bán cắt ra từng khúc giùm. Trong khi cắt mía người bán phát hiện bên trong lõi mía có màu đỏ nhưng nghĩ rằng chỉ như mía bình thường và người ông cũng không để ý nên để Nini ăn như mọi khi.

Sau khi về đến nhà, Nini bất ngờ có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật tay chân và mắt nhìn chằm chằm khiến gia đình phải đưa đến bệnh viện. Sau khi đến bệnh viện, bá được phát hiện suy đa phủ tạng, ngay lập tức được đưa vào khoa ICU và vẫn đang được cấp cứu. Cuối cùng, sau khi biết về hoàn cảnh của Nini, bác sĩ đã cho biết tình trạng của bé chính là do ăn mía có màu đỏ.

Bé gái bị suy đa tạng nặng vì món ăn dùng để… ‘GIẢI KHÁT MÙA HÈ, hãy cự tuyệt với món ‘chết người’ này - Ảnh 1
Bé gái bị suy đa tạng vì ăn 'mía thanh minh' (Ảnh minh họa: Internet)

Các bác sĩ cho biết mía có màu đỏ còn được gọi là ‘mía thanh minh’, loại mía này đã bị nhiễm độc, người ăn vào sẽ vô cùng nguy hiểm. Chính vì điều đó, các bác sĩ luôn khuyên rằng bạn không nên ăn mía có màu đỏ, vì chúng có chứa các mối nguy hiểm như sau:

Bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mía “đỏ lòng” bị ngộ độc là do mía có thể bị nhiễm vi khuẩn Arthrobium saccharomyces, có thể lây nhiễm bệnh thối đỏ cho cây mía, từ đó tạo ra màu đỏ bên trong cây mía, màu đỏ này sẽ chảy qua một số lóng . Loại nấm mốc này còn tạo ra axit 3-nitropropionic, đây là chất độc thần kinh có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây co giật, phù não, phù phổi, thậm chí tử vong.

Bị nhiễm ký sinh trùng

Nếu mía chuyển sang màu đỏ đen thường là do mía bị nhiễm sâu đục thân, loại côn trùng này có xu hướng nhiều vào cuối xuân hàng năm sẽ đục vào thân mía khiến mía bị trở nên khô khan.

Bé gái bị suy đa tạng nặng vì món ăn dùng để… ‘GIẢI KHÁT MÙA HÈ, hãy cự tuyệt với món ‘chết người’ này - Ảnh 2
Mía đỏ thường bị nhiễm kí sinh trùng nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)

Vì vậy, mía có lòng đỏ không phải là mía ngon hơn mà là mía độc. Và vì mía có xu hướng chín vào mùa thu nên đến mùa xuân năm sau chúng ta ăn mía đã bảo quản gần nửa năm, nếu điều kiện bảo quản không tốt sẽ dẫn đến nấm mốc phát triển và sản sinh chất độc.

2 cách đơn giản nhất bạn có thể kiểm tra tại nhà để biết mình có bị ung thư tuyến giáp hay không

Mặc dù ung thư có thể chữa được, nhưng nếu phát hiện muộn ở giai đoạn gần cuối, khả năng chữa khỏi sẽ không cao. Vì thế, với những căn bệnh như ung thư tuyến giáp, bạn nên chủ động tự kiểm tra sớm tại nhà.

TIN MỚI NHẤT