Cà rốt tuy có lợi với sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt, nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì phải tránh ngay kẻo mắc bệnh thêm.
- Vừa ăn cơm xong, chớ dại mà uống ngay 4 loại nước này để "ôm họa" cho các bộ phận của cơ thể
- Bé 1 tuổi chứa đầy sán lá gan trong bụng, nguyên nhân do thói quen nhiều cha mẹ mắc phải khi nấu nướng
Lợi ích của cà rốt phải nói là vô vàn. Chúng chứa nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin giúp điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, cải thiện hệ miễn dịch và ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt cà rốt còn giàu vitamin A hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt và cải thiện thị lực, kể cả ngừa ung thư da và các khối u ác tính.
Nước ép cà rốt giúp phụ nữ đẹp da, giải khát nhờ lượng chất xơ dồi dào.
Tuy tốt là thế nhưng cũng như những thực phẩm khác, ăn cà rốt quá nhiều có thể sinh ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nhìn chung, bạn hãy sử dụng loại rau củ này một cách điều độ và hạn chế, đặc biệt là khi xuất hiện 4 dấu hiệu này thì phải ngưng ngay lập tức:
1. Da dần ngả sang màu vàng
Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất nhưng ai cũng phớt lờ, nguyên nhân bởi da người châu Á có màu vàng nên thường chủ quan bỏ qua. Theo đó, beta-carotene trong cà rốt sẽ gây ra chứng carotenemia hoặc làm da ngả vàng, thường thấy rõ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và cả 2 tai.
Một cốc cà rốt cắt nhỏ cung cấp khoảng 430% vitamin A được khuyến nghị hàng ngày, thậm chí nước ép cà rốt còn nhiều gấp đôi. Ăn quá nhiều cà rốt có thể làm bạn bị quá tải vitamin A, dẫn đến dư thừa beta-carotene vì cơ thể chỉ tự chuyển hóa khi cần thiết. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, màu vàng da sẽ biến mất khi bạn ngưng ăn cà rốt khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
2. Bắt đầu khó chịu và buồn nôn
Trong cà rốt có chứa hemoglobin – một chất giúp tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể, sau đó đem carbon dioxide trở lại phổi và đẩy ra ngoài qua đường hô hấp. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà rốt, chất này sẽ phản ứng với natri trong người và biến thành methemolobine khiến bạn có cảm giác nôn nao hoặc buồn nôn liên tục.
Thêm vào đó, nếu lượng methemolobine trong cơ thể ít thì không sao, nhưng nếu chúng tăng quá cao thì bạn rất dễ bị ngộ độc. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy nên hãy ăn cà rốt thật khoa học, dù ngon mấy cũng không được ăn nhiều nếu bắt đầu thấy buồn nôn.
3. Cảm thấy mệt mỏi, tóc rụng nhiều
Các chuyên gia nhận định, mức vitamin A trong cơ thể chỉ nên dao động ở ngưỡng 10.000 IU, còn nếu vượt quá sẽ sinh hàng tá bệnh. Chúng ta luôn ăn nhiều cà rốt mà không biết rằng, chỉ nửa cốc cà rốt đã chứa đến 459mcg beta-carotene và 1500 IU vitamin A. Những triệu chứng ban đầu khi cơ thể dư thừa vitamin A thường là buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, chảy máu mũi và chán ăn.
Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với căn bệnh nhiễm độc vitamin A nếu không ngưng ăn cà rốt sớm. Theo tiến sĩ Geeta Dharmatti – nhà dinh dưỡng kiêm chuyên gia về chế độ ăn uống tại Ấn Độ, đã có bệnh nhân từng phải nhập viện do thích ăn cà rốt hàng ngày. Men gan của anh ấy tăng cao bất thường và được chẩn đoán là nhiễm độc vitamin A ở mức độ nhẹ.
Nhiễm độc vitamin A dài ngày sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chẳng hạn như ức chế sự hình thành xương và làm xương giòn, dễ gãy hơn. Độc tính trong vitamin A cũng cản trở chức năng thận, khiến độc tố không được đào thải ra ngoài nên sinh bệnh.
4. Có triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Cà rốt rất giàu chất xơ, bạn sẽ hấp thụ khoảng 4g từ một chén cà rốt sống và 5g từ một chén cà rốt nấu chín. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chăm ăn cà rốt giúp cung cấp chất xơ hòa tan cho cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đi vệ sinh đều đặn.
Thế nhưng không phải cứ nạp nhiều chất xơ là tốt, chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn ngay lập tức. Cụ thể, ăn cà rốt quá độ sẽ làm phân lỏng, gây tiêu chảy cho đến khi đường ruột thích nghi với lượng chất xơ cao hơn. Thậm chí việc này còn gây táo bón nặng nếu bạn không uống đủ nước để giúp chất xơ di chuyển qua đường ruột.
Ăn cà rốt thế nào mới phù hợp và bảo đảm sức khỏe?
- Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không ăn quá 150g loại củ này mỗi tuần. Chỉ được uống nước ép cà rốt dưới 2-3 lần/tuần.
- Khi mua nên lựa những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc và trơn láng. Đem về chế biến thì phải rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ 2 đầu để tránh ngộ độc hóa chất từ thuốc trừ sâu còn sót lại.
- Nhiều người nghĩ ăn cà rốt sống mới tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế thì ngược lại. Cần nấu chín cà rốt để vitamin A được giải phóng ra, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
- Hạn chế nấu cà rốt chung với các loại thủy, hải sản vì sự kết hợp này sẽ gây ngộ độc.