Dễ dàng vượt qua 3 ‘rào cản’ này, bạn sẽ không cần phải lo nghĩ phải vướng bận con cái những năm tháng sau này.
- Sau 50 tuổi, người biết duy trì “5 đơn thuốc trường thọ” này cơ thể được trẻ hoá, sống thọ bên con cháu
- Người sau 50 tuổi vẫn "tránh" được 4 bệnh này là người mệnh trường thọ, thể lực rất tốt
Ai cũng muốn khỏe mạnh, sống lâu cùng con nhau. Nhưng sau tuổi 50, chức năng của các cơ quan trong cơ thể không thể tránh khỏi sự suy yếu cộng với lối sống sinh hoạt không tốt sẽ sinh ra nhiều loại bệnh khác nhau.
Nếu vượt qua 3 căn bệnh được xem là ‘rào cản trường sinh’ dưới đây, chứng tỏ bạn có thể lực tốt, càng sống càng thọ.
1. Béo phì
Một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên tạp chí American Journal of Public Health cho thấy béo phì làm tăng ít nhất 20% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân hoặc do bệnh tim mạch. Tính chung, người lớn béo phì tử vong sớm hơn 3,7 năm do mọi nguyên nhân và tử vong sớm hơn 1,7 năm do bệnh tim so với những người trưởng thành có cân nặng bình thường.
Trong những năm gần đây với điều kiện sống ngày càng cải thiện, số lượng người béo phì ngày càng gia tăng. Đặc biệt, đàn ông sau 50 tuổi càng dễ rơi vào tình trạng thừa cân. Bởi vì khi về già, chức năng của các cơ quan giảm sút không thể tiêu hóa hết các dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Từ đó, những năng lượng chưa được tiêu hóa và hấp thụ sẽ chuyển thành mỡ tích tụ trong cơ thể, gây béo phì.
Hậu quả của tình trạng này là khiến cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp… Cùng với việc mất đi vẻ đẹp, người bị thừa cân béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao. Như người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hoá khớp, loãng xương, mắc bệnh gout.
Đi kèm với người béo phì là rối loạn liquid máy hay thường gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao, lòng mạch máu bị xơ hoá, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, ở người béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim, do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Bệnh béo phì có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường type 2, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hoá.
Để vượt qua ‘rào cản’ này bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp. Thay đổi chế độ ăn là cách tốt để giảm cân. Thực đơn giảm cân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, trên cơ sở tăng cường chất xơ, uống nhiều nước... Ăn ngủ điều độ giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời hạn chế được việc cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể.
2. Loãng xương
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.
Khi bước vào độ tuổi 50, một lượng lớn chất đạm chất lượng cao và canxi bị mất đi do khả năng tiêu hóa và hấp thụ giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Cơ thể thiếu hụt canxi trầm trọng chắc chắn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và trí não của con người, đồng thời gây ra bệnh loãng xương.
Hiện nay, bệnh loãng xương là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu vì mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ. Bệnh loãng xương được ví như tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày chúng lấy đi của cơ thể một chút, lấy dần các khoáng chất quý báu của xương. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù, vẹo cột sống. Cho đến khi có biểu hiện bệnh là lúc đã có biến chứng nặng, mà hậu quả cuối cùng là gãy xương. Biến chứng này rất khó hồi phục và gây nguy cơ tử vong rất cao.
Để phòng tránh loãng xương, ngay từ bây giờ, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ protein và khoáng chất. Duy trì nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hoà giữa công việc hàng ngày và hoạt động thể lực là điều cần thiết. Bạn nên tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của xương như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
3. Ung thư
Càng lớn tuổi bạn càng dễ mắc bệnh ung thư, nhất là những người thường ngày không chú ý bảo vệ sức khỏe, hay hút thuốc, uống bia, thức đêm,...càng dễ bị ung thư "để ý".
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể hoàn toàn chữa khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, dễ dàng cướp đi mạng sống của người bệnh. Vì vậy, chỉ khi vượt qua rào cản ung thư này mới có thể thực hiện được mục tiêu sống lâu.
Để bảo vệ sức khoẻ khỏi căn bệnh hiểm nghèo này, bạn cần bảo đảm cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, tránh ăn nhiều chất béo, ăn nhiều protein chất lượng tốt, các loại vitamin và chất xơ. Ngoài ra, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, sắt một cách hợp lý.
Cơ thể người trung niên trao đổi chất chậm, sức đề kháng suy giảm, càng nên chú trọng vận động. Người trung niên nên dựa vào sức khỏe bản thân mà chọn cách vận động thích hợp như đi bộ, tập thái cực quyền, chạy chậm, ... Tập thể dục điều độ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, nâng cao khả năng phòng bệnh, đồng thời cân bằng cảm xúc, rất có lợi cho sức khỏe.