7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa

Sức khỏe 12/10/2022 05:42

Có rất nhiều triệu chứng có thể xảy ra khi bạn hấp thụ quá nhiều kẽm.

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu tham gia vào hơn 100 phản ứng hóa học trong cơ thể chúng ta. Nó cần thiết cho sự phát triển, tổng hợp DNA và cảm nhận hương vị, đồng thời giúp chữa lành vết thương, sinh sản và chức năng miễn dịch diễn ra suôn sẻ.

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Giới hạn lượng kẽm hấp thụ ở người lớn là 40mg mỗi ngày. Giới hạn trên là lượng tiêu thụ tối đa mà không có bất kỳ ảnh hưởng có hại nào đối với cơ thể con người.

Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt đỏ, gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường. Hàu chứa lượng kẽm cao nhất, lên đến 673% lượng khuyến nghị hàng ngày. Mặc dù một số loại thực phẩm có thể chứa cao hơn nhiều so với giới hạn trên, nhưng chưa có trường hợp ngộ độc kẽm nào được báo cáo do kẽm tự nhiên trong thực phẩm.

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, ngộ độc kẽm có thể xảy ra khi nuốt nhầm chất dinh dưỡng hoặc đồ vật có chứa kẽm. Phương tiện thông tin y tế Hoa Kỳ 'Healthline' đã tổng hợp các triệu chứng có thể xảy ra khi dùng kẽm quá nhiều.

1. Buồn nôn và nôn mửa

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Buồn nôn và nôn mửa là những tác dụng phụ thường gặp khi bạn bị ngộ độc kẽm.

Một đánh giá năm 2012 đã xem xét 17 nghiên cứu về hiệu quả của thuốc bổ sung kẽm trong điều trị cảm cún, cho thấy rằng mặc dù kẽm có thể làm giảm thời gian bị cảm cúm, nhưng các tác dụng phụ vẫn thường xảy ra. Những người tham gia có hấp thụ kẽm sẽ có nguy cơ buồn nôn cao hơn 64% so với nhóm đối chứng.

2. Đau bụng và tiêu chảy

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng và tiêu chảy thường đi kèm theo các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.

Một đánh giá được công bố vào năm 2021 báo cáo rằng khoảng 40% người tham gia báo cáo bị đau bụng và tiêu chảy. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn cũng có thể bị kích ứng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa. Có một trường hợp bị chảy máu đường ruột sau khi uống 220 mg kẽm sulfat hai lần một ngày để điều trị mụn trứng cá.

Mặc dù không có trong chất dinh dưỡng, nhưng nếu bạn vô tình hấp thụ kẽm clorua có trong chất kết dính, hóa chất tẩy rửa và đồ hoàn thiện gỗ, thì bạn có thể bị ngộ độc.

3. Các triệu chứng tương tự như cúm

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Tiêu thụ nhiều kẽm hơn giới hạn trên có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu và mệt mỏi. Vì vậy rấ khó để có thể chẩn đoán xem bạn có bị ngộ độc kẽm hay không vì nguyên nhân của các triệu chứng này rất nhiều, bao gồm cả ngộ độc khoáng chất khác. Do đó, bạn bắt buộc phải thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc bổ sung kẽm.

4. Giảm cholesterol HDL 'tốt'

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là cholesterol tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Chỉ số được khuyến cáo ở người lớn là 40 mg/dL hoặc cao hơn và chỉ số càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.

Theo một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2015 cho thấy, nếu bạn hấp thụ khoảng 40mg kẽm mỗi ngày sẽ làm giảm cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) xuống 11,25 mg/dL và tăng đáng kể chỉ số cholesterol HDL.

5. Thay đổi khẩu vị

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 7
Ảnh minh họa: Internet

Kẽm đóng một vai trò quan trọng đối với vị giác. Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến chứng giảm năng lượng, rối loạn vị giác và có thể gây ra những thay đổi về vị giác, chẳng hạn như cảm thấy mùi vị khó ăn hoặc vị kim loại trong miệng khi bạn hấp thụ kẽm quá mức khuyến cáo. Những triệu chứng này đã được báo cáo trong các nghiên cứu điều tra các loại thuốc cảm lạnh thông thường hoặc các chất bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng.

6. Thiếu đồng

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 8
Ảnh minh họa: Internet

Kẽm và đồng được hấp thụ trong ruột non. Nếu bạn tiêu thụ nhiều kẽm hơn giới hạn trên, đồng có thể bị hấp thụ kém, dẫn đến sự thiếu hụt theo thời gian. Đồng góp phần hình thành các tế bào hồng cầu bằng cách giúp hấp thụ và chuyển hóa sắt, đồng thời là một khoáng chất thiết yếu tham gia vào quá trình hình thành các tế bào bạch cầu. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc bổ sung cho sự thiếu hụt đồng, hãy tránh bổ sung cùng với kẽm.

7. Nhiễm trùng thường xuyên

7 tín hiệu báo động bạn đang bị ngộ độc kẽm, triệu chứng thứ 2 nhiều người nhầm với vấn đề tiêu hóa - Ảnh 9
Ảnh minh họa: Internet

Bởi vì kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, sự thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến chức năng của nó. Ngược lại, hấp thụ quá nhiều kẽm sẽ có nguy cơ ức chế phản ứng miễn dịch.

Có một nghiên cứu cho thấy rằng chức năng của tế bào T, một loại tế bào hồng cầu, sẽ giảm khi kẽm quá mức. Tế bào T đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch bằng cách tấn công và loại bỏ các mầm bệnh có hại.

Theo Kormedi

9 nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi mãn tính, trong đó bệnh tiểu đường và trầm cảm đều "góp mặt"

Mệt mỏi mãn tính có thể xảy ra ngay cả sau khi bạn ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc trầm cảm.

TIN MỚI NHẤT