Bạn cần tập đi đúng tư thế mới mang lại hiệu quả cho sức khoẻ.
- 4 thói quen cho cuộc sống lành mạnh, ai cũng ước giá như biết sớm hơn
- 5 lý do để yêu mùa thu, bởi thời tiết sẽ rất tốt cho sức khoẻ của bạn
Bạn có thể nhận ra một vài điều khi tự cách nhìn vào dáng đi của bản thân. Theo trang truyền thông y tế và sức khỏe Mỹ 'Prevention.com', nếu có người hướng về phía bên trái khi đi bộ thì rất có thể người đó là người thường lo lắng về những điều nhỏ nhặt. Bởi vì lo lắng sẽ ảnh hưởng đến cả dáng đi của bạn.
Theo một nghiên cứu của Đại học Kent, Vương quốc Anh, những người có chỉ số lo lắng cao sẽ có xu hướng đi về phía bên trái khi đi bộ hơn so với những người điềm tĩnh. Hiện tượng này liên quan đến hoạt động của não phải, do hoạt động não phải điều khiển tâm trạng và cảm xúc, chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng nên cơ thể di chuyển nhiều hơn về phía bên trái. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nếu bạn có dáng đi chậm chạp thì sẽ có nguy cơ mất trí nhớ cao.
Một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Boston, Hoa Kỳ cho thấy khi đo tốc độ đi bộ, những người đi bộ chậm hơn có nguy cơ bị mất trí nhớ cao hơn những người đi bộ nhanh. Nếu bạn quen với dáng đi sai như thế này thì sẽ rất khó để sửa chữa, vì vậy bạn cần sửa lại tư thế ngay từ khi bắt đầu tập đi bộ. Tìm hiểu những gì cần kiểm tra để sửa dáng đi sai của mình nhé.
Tư thế cẩu thả
Một số người có tư thế đi bộ rất cẩu thả, chẳng hạn như đánh tay mạnh như thể mình có cánh, bước đi với sải chân quá lớn hoặc cứ dậm chân tại chỗ. Bước đi như vậy khiến ống chân bị đau và giảm hiệu quả của bài tập.
Để sửa tư thế sai này, đầu tiên bạn hãy uốn cong cánh tay của bạn một góc 90 độ và đặt khuỷu tay sát vào hai bên cơ thể để ngăn cánh tay của bạn đánh tới đánh lui. Ngoài ra, hãy nghĩ rằng trước mặt bạn có một cây cột trụ và mở rộng lồng ngực của bạn.
Nếu độ dài sải chân quá lớn, tốc độ đi bộ sẽ bị chậm lại và hiệu quả tập luyện sẽ giảm, vì vậy hãy duy trì độ dài sải chân phù hợp. Một sải chân lớn làm giãn cơ gót chân của bạn và làm giảm lực đẩy về phía trước.
Cơ thể nghiêng hẳn về phía trước
Nhiều trường hợp bị chấn thương khi đi bộ bắt nguồn từ lý do đơn giản là do bạn không đứng thẳng. Tư thế sai phổ biến nhất là đi bộ với tư thế cúi đầu và cong người. Tư thế này sẽ gây áp lực lớn cho lưng, eo và làm phá vỡ sự cân bằng của cơ thể. Bằng cách giữ thẳng cổ và cột sống, hoặc nghiêng cổ và lưng để tạo thành hình chữ S.
Thả lỏng vừa phải cho vai để không tạo áp lực lên vai, đồng thời dồn sức tạo lực lên cơ bụng để trở nên săn chắc. Khi bạn bắt đầu đi bộ lần đầu tiên, tư thế của bạn sẽ nhanh chóng bị xáo trộn, vì vậy hãy đặt báo thức 5 phút một lần và kiểm tra dáng đi của bạn mỗi khi báo thức kêu.
Đang đi thì dừng lại
Có một số người thích tập thể dục theo cách làm nóng cơ thể nhanh chóng và sau đó hạ nhiệt một cách vội vàng. Nghĩa là trong khi đi bộ, lúc đầu thì bạn đi bộ một cách điên cuồng và đột ngột dừng lại trong khoảng khắc. Trong 5 phút đầu tiên khi bắt đầu bài tập đi bộ, bạn nên đi bộ chậm rãi và tăng tốc từ từ.
Bạn phải tạo ra trạng thái tập thể dục từ từ trong khi tăng lưu lượng máu trong cơ chân thì mới có thể phòng ngừa chấn thương. Khi bạn đã làm ấm chân, thì hãy bắt đầu đi bộ. Để đi bộ một cách tối ưu, tốt nhất là bạn hãy đi bộ nhanh, như thể sắp phải đến giờ hẹn.
Sau 5 đến 10 phút trước khi kết thúc bài tập, bạn nên đi bộ chậm lại như thể bạn đang đi dạo. Còn nếu bạn đi nhanh rồi dừng lại đột ngột, máu từ các cơ ở chân sẽ dồn lại tại chỗ và bạn có thể bị chóng mặt.
Theo Kormedi