Nhiều quan niệm sai lầm về ung thư đã khiến nhiều người coi thường các hành vi phòng ngừa dẫn đến các quyết định điều trị không khôn ngoan.
- Những ai dễ mắc cúm, cần tiêm phòng cúm ngay lúc này?
- Rụng tóc hậu Covid: Đừng lo, áp dụng ngay 5 loại thực phẩm sau đây vào thực đơn để có mái tóc chắc khỏe.
Wen-Ying Sylvia Chou, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Hành vi của Viện Ung thư Quốc gia cho biết: “Điều trị ung thư là quá trình căng thẳng về mặt thể chất và cảm xúc. Cảm giác bất an về kết quả, sự phức tạp của các quyết định điều trị khiến bệnh nhân dễ bị tổn hại tinh thần do các thông tin sai lệch”.
Bà cho biết thêm, tất cả đều muốn có những thông tin chính xác, nhưng môi trường truyền thông khiến chúng ta bị chệch hướng.
Các chuyên gia cho biết, nhiều giả định phổ biến nhưng không chính xác về ung thư gây ra lo lắng không cần thiết, đôi khi khiến mọi người bỏ qua các hành vi phòng ngừa đã được thiết lập, chẳng hạn như tập thể dục, bỏ hút thuốc hoặc tránh tia UV từ ánh nắng mặt trời.
"Mọi người Google mọi thứ và không hiểu các sắc thái liên quan đến chăm sóc, điều trị và tiên lượng ung thư” - Julie Nangia, phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Baylor và là giám đốc y khoa về ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Dan L. Duncan.
Sai lầm khi cho rằng ung thư là bản án tử
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư giảm đều trong những năm gần đây, hầu hết người Mỹ vẫn coi ung thư là bản án tử hình.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hơn 16,9 triệu người mắc bệnh ung thư nhiều năm trước vẫn còn sống và không có dấu hiệu bệnh tái phát, tính đến tháng 1/2019 - dữ liệu thống kê mới nhất. Vào ngày 1/1/2030, ước tính có khoảng 22,1 triệu người Mỹ sẽ sống sót sau ung thư.
Bác sĩ chuyên khoa ung thư Karthik Giridhar cho biết: “Nhiều thập kỷ trước, mọi người luôn cho rằng ung thư đồng nghĩa với cái chết vì tỷ lệ tử vong cao và các phương pháp điều trị không tiên tiến. Giờ đây, chúng ta có đầy đủ biện pháp phòng ngừa, tầm soát sớm và đẩy lùi ung thư. Đại đa số người bệnh sống sót lâu hơn, con số gia tăng mỗi thập kỷ".
Ông nhận định việc phát hiện sớm khối u rất quan trọng. Ví dụ, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đạt đỉnh vào năm 1989. Kể từ đó đến năm 2019, con số giảm 42% nhờ tầm soát sớm, phương pháp điều trị hiệu quả và các chương trình nâng cao nhận thức. Tương tự, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 100% đối với nam giới được chẩn đoán kịp thời, trước khi khối u di căn.
Bệnh ung thư có tính lây lan
Điều này là sai. Không loại ung thư nào có thể lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, một số virus và vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm virus u nhú (gây ung thư cổ tử cung), virus viêm gan B (gây ung thư gan) và vi khuẩn Helicobacter pylori (gây ung thư dạ dày).
"Bạn có thể ôm hôn một người bị ung thư, thậm chí tiếp xúc thân mật mà không có nguy cơ lây bệnh", Julie Nangia, phó giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Baylor, nói.
Các tác dụng phụ của hóa trị liệu rất kinh khủng
Phó giáo sư Julie Nangia cho biết: “Điều này chắc chắn không đúng. Các loại thuốc chăm sóc hỗ trợ hiện có rất hiệu quả, hầu hết đáp ứng tốt ở bệnh nhân ung thư. Thực tế, hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi không kiểm soát và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác ít khi xảy ra”.
Các phương pháp điều trị hóa trị ngày nay được đưa ra vì nhiều lý do và nhiều loại ung thư khác nhau. Đôi khi hóa trị được đưa ra để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật. Đôi khi kiểm soát bệnh tật và giữ cho bệnh nhân ổn định. Các bác sĩ cân nhắc nhiều yếu tố khi xây dựng kế hoạch điều trị cho bệnh nhân và cố gắng hết sức để giúp bệnh nhân của họ tránh được các tác dụng phụ.
Chất khử mùi gây ung thư vú
Trước khi chụp X-quang tuyến vú, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ nữ không sử dụng chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi. Điều đó khiến một số người cho rằng các sản phẩm này có thể gây ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết điều này là không đúng sự thật.
"Các bác sĩ yêu cầu như vậy là vì chất khử mùi và chất chống mồ hôi có chứa thành phần nhôm, trông giống với canxi, ảnh hưởng đến kết quả X-quang hoặc chụp quang tuyến vú", phó giáo sư Nangia nói.
Ung thư luôn có tính chất di truyền
Theo bà Nangia, một số loại ung thư có thể xảy ra trong gia đình, khiến các thành viên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, một người có thể bị ung thư ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời, dù tiền sử bệnh lý gia đình ra sao. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở độ tuổi cao. Vì vậy, về cơ bản, ung thư là căn bệnh của tuổi già.
"Hầu hết người bệnh ung thư không có tiền sử bệnh lý từ gia đình. Điều quan trọng là xác định được các gia đình có gene hội chứng ung thư di truyền, chẳng hạn, điều quan trọng là xác định gia đình có gen hội chứng ung thư di truyền, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2, làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng, để các thành viên có thể tầm soát kỹ lưỡng và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả", bà Nangia nói.
Uống trà xanh có thể ngăn ngừa ung thư
Ting Bao, Giám đốc Khoa Ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, cho biết các thành phần hoạt tính trong trà xanh như polyphenol hoặc epigallocathechin có thể ngăn ngừa ung thư. Cơ chế của chúng là ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
"Vì vậy, về lý thuyết, trà xanh có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, một người sẽ phải uống lượng trà xanh rất lớn mỗi ngày mới có hiệu quả", tiến sĩ Bao cho biết.
Cho đến nay, bằng chứng cho thấy uống trà xanh hàng ngày có thể giảm nguy cơ ung thư trong nghiên cứu lâm sàng còn rất hạn chế. Nhiều phân tích đã chỉ rõ tác dụng phụ do uống nhiều trà xanh, chẳng hạn khó tiêu và tăng men gan.
Không hút thuốc sẽ không bị ung thư phổi
Mặc dù đúng là phần lớn các ca ung thư phổi với tỷ lệ khoảng 80 - 90% - xảy ra ở những người hút thuốc lá, nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, tiếp xúc với khói thuốc cũng tăng nguy cơ ung thư.
Bà Nangia cho biết: “Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi thấp hơn nhiều ở những người không hút thuốc, nhưng 10 - 20% trường hợp ung thư phổi là ở những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc hút ít hơn 100 điếu thuốc trong đời”.