Một thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể bạn nạp đủ dinh dưỡng mà còn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
- Bác sĩ khuyên: Muốn sống thọ hãy giữ 3 bộ phận này trên cơ thể thật sạch sẽ, đặc biệt khu vực thứ 2
- Buổi sáng đừng chỉ uống nước lọc, hãy thử 3 loại nước bổ ngang ‘nhân sâm’ này để giúp kéo dài tuổi thọ
Cơ thể mỗi người đều cần có một lượng dinh dưỡng nhất định để duy trì sức khỏe. Vậy thế nào là ăn uống lạnh mạnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày để tái tạo năng lượng, chuẩn bị cho một ngày mới. Để theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nên ăn một bữa sáng với đầy đủ dưỡng chất và duy trì đều đặn mỗi ngày. Điều này giúp dạ dày rèn luyện thói quen tiết axit đều đặn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ưu tiên tiêu thụ rau xanh mỗi ngày
Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K, sắt, canxi và đặc biệt giàu chất xơ cho cơ thể. Chúng cũng rất dễ chế biến và sử dụng.
Cần uống đủ nước mỗi ngày
Nước chiếm 55-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nam và 50% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nữ. Muốn bảo đảm tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng tốt lương thực, thực phẩm cơ thể cần phải có nước dưới dạng đồ uống hoặc ăn vào cùng với các loại thức ăn. Không những thế, uống nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp trao đổi chất tốt hơn và cải thiện làn da.
Vậy mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước để tạo thói quen ăn uống lành mạnh? Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã xác định lượng chất lỏng nên hấp thụ đầy đủ hàng ngày ở người trưởng thành khỏe mạnh, sống ở vùng có khí hậu ôn hòa là:
Đối với nam giới: Khoảng 15,5 cốc (3,7 lít)
Đối với nữ giới: Khoảng 11,5 cốc (2,7 lít)
Lượng chất lỏng được khuyến nghị đến từ nước, đồ uống và thực phẩm khác. Trong đó, khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày thường đến từ thực phẩm.
Nên nhai thức ăn chậm và nhai kỹ sẽ tốt hơn
Những việc nhỏ như học cách nhai đúng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Theo đó, bạn càng nhai thức ăn nhiều thì dạ dày càng dễ tiêu hóa và bạn càng đốt cháy nhiều calo khi di chuyển hàm. Ngược lại, việc nhai thức ăn vội vàng sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều và mất thời gian tiêu hóa thức ăn hơn.
Cắt giảm lượng muối ăn trong khẩu phần hàng ngày
Thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Nếu như trước đây khẩu vị của bạn đã quen với việc ăn quá mặn, nêm nhiều mắm, muối hoặc các loại gia vị khác vào thức ăn thì việc cắt giảm đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến khẩu vị, gây khó khăn cho quá trình theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh. Thay vì cắt giảm đột ngột, bạn hãy giảm lượng muối tiêu thụ từ từ theo thời gian để khẩu vị của bạn kịp thích nghi.
Hãy nhớ những điều này để giúp sức khỏe bạn tốt hơn mỗi ngày nhé!