Khoai lang là một loại củ quen thuộc, giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. cũng có những 'đại kỵ' khi ăn khoai lang mà không phải ai cũng biết để tránh 'rước họa vào thân', nhất là 4 nhóm người này.
- Mỗi ngày ăn một củ khoai lang nhận về 5 lợi ích sức khỏe, bạn đã biết chưa?
- Khoai lang hay khoai tây bổ dưỡng hơn? Chuyên gia bật mí cách ăn khoai chuẩn nhất
Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Tuy nhiên đây cũng là món ăn không phù hợp với một số nhóm người. Vậy, ai không nên ăn khoai lang?
4 nhóm người không nên ăn khoai lang kẻo gây hại cho sức khỏe
Người bị thận: Khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Người mắc bệnh thận, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, do đó ăn khoai lang có thể gây rối loạn nhịp, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa kém: Ăn nhiều khoai lang có thể dẫn đến tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi chướng bụng. Ăn khoai lang buổi tối dễ bị trào ngược, nhất là với người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, dễ đầy bụng. Ngoài ra, về đêm, cơ thể thường trao đổi chất thấp nên ăn khoai khó tiêu hóa dẫn đến mất ngủ.
Người đang đói: Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người mắc bệnh dạ dày: Đối tượng có các vấn đề liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính không nên ăn nhiều khoai lang vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những thực phẩm không nên kết hợp với khoai lang
Không ăn cùng cà chua: Trong khoai lang có đường, khi tiêu thụ thực phẩm này, đường được lưu lại sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị. Trong khi đó, cà chua khi ăn vào trong cơ thể dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, từ đó thức ăn sẽ tích tụ trong ruột và dạ dày, gây khó tiêu hóa, khó hấp thụ, đau bụng, tiêu chảy.
Không ăn cùng bí đỏ: Khoai lang và bí đỏ 2 loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ gây ra tình trạng chướng khí. Tình trạng nôn khan, ợ chua xảy ra khi ăn 2 loại thực phẩm này cùng lúc. Lưu ý khi nấu, luộc phải chín kỹ nếu không muốn tình trạng đầy bụng nặng hơn.
Không ăn cùng ngô: Ngô được đánh giá là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trung bình trong 100g ngô chứa khoảng 70,6g carbohydrate, dồi dào chất đạm, chất xơ, chất béo, magie, kali… Ngoài ra, ngô chứa hàm lượng lớn vitamin, cao gấp 5 - 10 lần so với lượng vitamin có trong gạo và lúa mì.
Không ăn cùng chuối: Cũng giống như cà chua, khi ăn khoai lang không nên ăn cùng chuối. Đây đều là 2 thực phẩm dễ tạo cảm giác no. Do đó, nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí, khi ăn quá nhiều chuối và khoai lang sẽ dẫn đến khó tiêu hóa, hấp thụ, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc mãn tính do thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.