Mùa hè nắng nóng khiến bạn bị khát nước, nhưng nếu vừa uống xong rồi vẫn thấy khát và háo nước thì hãy cảnh giác với 5 căn bệnh nguy hiểm sau đây. Xem xét và khẩn trương đi khám.
- Uống nước trái cây không đường kiểu này, hại hơn nước ngọt!
- Bỏ qua vết xước nhỏ, cô giáo suy thận sau khi làm thịt lợn
Khát nước nhiều hơn ngay cả khi mới uống, hãy cẩn thận
Vào mùa hè, đặc biệt là ở trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ ở trong nhà và ngoài trời đều cao nên cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nước, khiến cho bạn phải uống nước nhiều hơn.
Trong những thời điểm đó, bạn có thể bổ sung ngay một cốc nước là sẽ dịu cơn khát. Nhưng nếu vừa uống một vài cốc rồi mà vẫn cảm thấy háo nước, khô họng, khát nước, thì đây không phải là một tình huống bình thường.
Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), nếu bạn vẫn uống đủ nước hàng ngày mà vẫn còn cảm giác khát nước, muốn uống thêm, thì hãy xem xét kỹ nguy cơ mắc những căn bệnh sau đây. Tùy mức độ nặng nhẹ để khẩn trước xử lý và điều trị.
Có một số bệnh sẽ khiến bạn uống nước nhiều nhưng bạn không thể làm dịu cơn khát.
1. Bệnh tiểu đường
Do sự gia tăng lượng đường trong máu trong cơ thể, trong hệ bài tiết có sự thay đổi khác thường, lượng đường trong nước tiểu sẽ xuất hiện với mức độ nhất định, từ đó làm tăng lượng nước tiểu, đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể thiếu nước và thiếu nước dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu huyết tương.
Do đó, nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ có triệu chứng khô miệng và khát nước ở giai đoạn đầu. Nếu có sự nghi ngờ về nguyên nhân này, tốt nhất là bạn nên đi khám sớm.
2. Bệnh cường giáp
Chúng ta đều biết rằng, quá trình làm việc và thực hiện các chức năng tổng hợp tuyến giáp sẽ giải phóng quá nhiều hormone ở tuyến giáp, và hormone tuyến giáp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy cơ thể tăng lượng thức ăn và bổ sung nhiều nước hơn, do đó sẽ có hiện tượng khát nước liên tục.
Khi loại trừ các yếu tố khác liên quan đến khát nước, bạn cũng nên quan tâm đến khả năng hoạt động của tuyến giáp để điều chỉnh kịp thời.
3. Tình trạng âm hư hỏa vượng (nóng trong)
Theo quan niệm của Y học truyền thốngTrung Quốc, các chuyên gia cho rằng những người bị thiếu âm (âm hư) sẽ có sự trao đổi chất nhanh hơn, tiêu thụ nước nhiều hơn, nhiệt độ cơ thể tăng trong khi luồng nước trong cơ thể giảm và từ đó dễ dẫn đến nóng trong gan.
Ngoài ra, cơ thể âm hư hỏa vượng cũng khiến cho dạ dày bị nóng, khô họng, phân khô, nước tiểu ít và có màu đỏ hoặc vàng.
Những người bị thiếu âm thường nên chọn giải pháp điều chỉnh từ những thực phẩm tự nhiên, có thể uống trà hoa cúc trắng, có tác dụng làm dịu gan và cải thiện thị lực, nuôi dưỡng âm và giảm tình trạng nóng trong, bốc hỏa.
4. Dùng thuốc không đúng cách
Một số người cảm thấy khô và khát sau khi dùng thuốc, nguyên nhân là do bạn đã sử dụng thuốc không đúng cách.
Theo ý kiến của chuyên gia, bởi vì một số loại thuốc có thể gây mất cân bằng giữa nước và chất điện giải khi sử dụng không đúng cách, do đó bạn chỉ có thể sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được uống tùy tiện.
Tất nhiên, một số loại thuốc bản thân đã tự có tác dụng phụ là gây khô miệng, chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, nên khi uống vào, người bệnh sẽ có cảm giác khát nước.
5. Bệnh thận
Căn bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm những nguyên nhân gây ra háo nước, khát nước, thèm uống nhiều nước hơn chính là bệnh thận.
Khi thận có vấn đề, nó có thể đã gây ra mất chức năng lưu trữ độ ẩm trong cơ thể, vì vậy nó cần rất nhiều nước để bổ sung vào để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan cơ thể liên quan, khiến cho người bệnh sẽ rất khát nước.
Các triệu chứng cụ thể của nhóm bệnh thận bao gồm: Viêm bể thận, viêm thận, viêm cầu thận… đều có thể gây khô miệng. Khi lượng nước tiểu giảm, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy khát nước. Đây là một trong những dấu hiệu khát nước cảnh báo sớm bệnh thận, bạn nên cẩn trọng.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rằng bạn vẫn cần uống nước và vẫn cảm thấy khát, thì hãy nên cảnh giác. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.