Bệnh gan nhiễm mỡ có thể tấn công bất kỳ ai, kể cả những người không thường xuyên ăn nhiều dầu mỡ. Đây là lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia giúp bạn bảo vệ gan đúng cách.
- Không muốn chết vì gan nhiễm mỡ nên tránh xa 6 loại thực phẩm
- Dấu hiệu sớm “tố” bạn đã bị gan nhiễm mỡ
Thế nào được gọi là gan nhiễm mỡ
Bài viết này của Giáo sư, tiến sĩ Mã Quán Sinh, Khoa Dinh dưỡng và Vệ sinh Thực phẩm, Trường Y tế Công cộng, Đại học Bắc Kinh (TQ) chia sẻ lời khuyên về chế độ ăn dành cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Nhiều người sẽ được thông báo trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm rằng bạn bị gan nhiễm mỡ, bạn cần chú ý, bạn nên ăn nhẹ, ăn ít dầu mỡ. Nhưng những cảnh báo này sẽ không giúp bạn giảm nhẹ tình trạng bệnh nếu bạn không sớm triển khai những thay đổi trong chế độ ăn uống.
Theo cách nói của nhiều người, gan nhiễm mỡ tức là có quá nhiều chất béo trong gan. Trong khi, các cơ quan y tế định nghĩa rằng đó là khi sự phân hủy và tổng hợp chất béo (chủ yếu là chất béo trung tính và axit béo) trong gan bị mất cân bằng, hoặc rối loạn lưu trữ xảy ra, sự tích tụ quá mức trong các tế bào nhu mô gan đãn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có thể được chẩn đoán (xác định bị bệnh gan nhiễm mỡ) nếu tổng lượng chất béo nhiều hơn gấp đôi hằng số, hoặc thâm nhiễm mỡ nhu mô gan mô học là hơn 30% đến 50%.
Có nhiều nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu hoặc viêm gan do rượu.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, một số loại thuốc hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ nhưng là trường hợp tương đối hiếm.
Với bệnh gan nhiễm mỡ, bạn đừng quá lo lắng. Chỉ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ và loại bỏ các yếu tố liên quan đến nguyên nhân càng sớm càng tốt. Đồng thời, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ và các bệnh gan khác thì nhu cầu dinh dưỡng cũng có sự khác biệt cần chú ý.
1, Tổng năng lượng
Cần kiểm soát tổng lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Với những người có bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần kiểm soát tổng năng lượng ăn vào bằng cách giảm lượng về mức vừa phải.
Đối với những người có cân nặng bình thường và hoạt động thể chất nhẹ, lượng năng lượng hàng ngày nên được kiểm soát ở mức 30 kilocalories trên mỗi kg trọng lượng cơ thể để tránh làm nặng thêm sự tích tụ chất béo. Ví dụ, một người nặng 60 kg cần tiêu thụ tổng cộng 1800 kilocalories mỗi ngày.
Những người béo phì hoặc thừa cân cần giảm dần trọng lượng. Năng lượng tiêu thụ cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày nên được kiểm soát ở mức 20 đến 25 kcal trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
2, Protein (chất đạm)
Tăng lượng protein thích hợp, đặc biệt là protein chất lượng cao. Bổ sung khoảng 1,2 đến 1,5 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày có lợi cho việc sửa chữa và tái tạo tế bào gan.
Chú ý đến lượng protein chất lượng cao. Methionine, cystine, tryptophan, threonine và lysine đều có tác dụng chống gan nhiễm mỡ. Một người nặng 60 kg cần ăn khoảng 72-90 gram protein mỗi ngày.
3, Carbohydrate (Tinh bột)
Giảm vừa phải lượng carbohydrate. Bổ sung thực phẩm nguồn Carbohydrate quá mức có thể được chuyển đổi thành chất béo, dẫn đến béo phì và thúc đẩy sự hình thành gan nhiễm mỡ.
Ăn một lượng vừa phải thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như khoai tây, đặc biệt là ngũ cốc hạt thô, không ăn hoặc ăn ít đồ ngọt, món tráng miệng có thành phần đường tinh luyện, mật ong, nước trái cây, mứt, kẹo trái cây, không uống đồ uống có đường.
4, Chất béo
Kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong các bữa ăn hàng ngày. Chất sterol và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng hạ lipid tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ tình trạng gan nhiễm mỡ và có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Kiểm soát năng lượng được cung cấp bởi chất béo, làm sao để số lượng không quá 25% tổng năng lượng trong ngày, kiểm soát lượng cholesterol ăn vào, lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 300 mg.
5. Vitamin và khoáng chất
Đảm bảo bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất có lợi cho việc thải chất thải trao đổi chất, có tác dụng điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu.
Chế độ ăn hàng ngày nên dự trên công thức kết hợp hài hòa giữa thực phẩm thô và thực phẩm tinh minh, tốt nhất là ăn rau quả tươi, trái cây mỗi ngày, có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nếu cần thiết, sử dụng vitamin và khoáng chất bổ sung điều độ.
Ví dụ công thức ăn uống cho một ngày
Bữa sáng: Một loại bánh làm từ tinh bột nhỏ, trứng rán lá hẹ, một cốc sữa tách kem, rau bina trộn với các loại hạt
Bữa trưa: Một bát nhỏ cơm gạo lứt, thịt xào cần tây, rau xào chay
Bữa tối: Một bát cháo ngũ cốc, bánh từ bột ngô, bắp cải, và đậu phụ rán.