Những biểu hiện bệnh tình dẫn đến bạn thường xuyên khó chịu, ngứa và gãi ở một số vị trí này, nhất định bạn cần đi khám để biết rõ tình hình.
- Tốc độ lão hóa nhanh chóng mặt: 3 thói quen ‘trẻ mấy cũng thành già’, không ngờ 1 hành động thường xuyên này cũng khiến bạn héo hon
- Tử cung mở sau 26 tuần, bé không cùng mẹ ở lại: Xót xa người mẹ đau đớn, gằn lòng giữ bé còn lại
Sức khỏe của cơ thể quan trọng, đặc biệt, khi bạn có thể thấy hầu hết các bệnh phát triển rất nhanh. Biểu hiện của cơ thể gặp tình trạng khi ngứa ở các vị trí có thể tố cáo những loại bệnh như: ung thư gan, viêm tai giữa, bệnh tiểu đường, hay bệnh ung thư vú. Bạn nên xem xét những vị trí này ngay lập tức.
Vì sao cơ thể thường xuyên biểu hiện ngứa?
Khi bạn gặp tình trạng ngứa trên cơ thể, đó có thể là biểu hiện của bệnh ngoài da, bệnh liên quan đến côn trùng đốt nhưng tệ hơn đó là việc liên quan đến các căn bệnh trong nội tạng (bệnh gan mật, suy thận).
Ngứa có thể do rối loạn thần kinh (đa xơ cứng dây thần kinh bị chèn ép hoặc bệnh Zona có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, làm kích thích da), hoặc ngứa do mắc bệnh virut gây ra (bệnh thủy đậu, sởi, Rubella...) hoặc do rối loạn nội tiết (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp...), nguy hiểm hơn là ngứa do bệnh ung thư (bệnh bạch cầu và u lympho...).
Ngứa ở bàn chân
Nếu như một ngày bạn đột nhiên bị triệu chứng ngứa chân thì đừng chủ quan, vì đây có thể là những dấu hiện nhận biết bạn mắc bệnh tiểu đường là khi có dấu hiệu thường xuyên ngứa gan bàn chân.
Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng lên liên tục trong một thời gian dài, khiến cho các mạch máu ở dưới chân gặp vấn đề và biểu hiện là ngứa bàn chân. Do vậy, nếu bạn cảm thấy ngứa bàn chân liên tục thì bạn nên tới bệnh viện khám xem sao nhé.
Ngứa ở mắt
Khi gan đang bị suy yếu và có vấn đề sẽ làm cho quá trình đào thảo độc tố bị ngưng trệ. Những chất độc ứ đọng trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng ngứa, nhức mỏi mắt. Ngoài ra người bệnh sẽ biểu hiện đau mắt, ra nhiều gỉ mắt mà thuốc nhỏ mắt không làm hết triệu chứng này được.
Ngứa da
Ngứa da là triệu chứng thường gặp tuy nhiên nếu như bạn nhận thấy da gặp những triệu chứng như phát ban, nổi mẩn, đỏ tấy,... thì chứng tỏ gan, thận của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do các chất độc, chất thải trong gan đang chưa được đào thải ra ngoài mà vẫn bị ứ đọng. Khi đó, cơ thể buộc phải bài tiết chúng ra ngoài qua đường mồ hôi, thẩm thấu qua da. Điều đó lí giải vì sao da bạn đột nhiên bị ngứa ngáy, phát ban, sưng đỏ,...
Ngứa tai
Biểu hiện ngứa tai rất có thể là bạn đang bị viêm tại giữa hoặc viêm ống tai ngoài. Lâu dần tai không chỉ bị ngứa mà còn xuất hiện nhiều ráy tai khô ở trong tai mà bông tăm không làm sạch được. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không đi khám, khi bệnh nặng có thể gây điếc tai rất nguy hiểm.
Cách bảo vệ sức khỏe
- Uống một cốc nước ấm trước mỗi bữa ăn
Uống nước ấm buổi sáng sau khi ngủ dậy khoảng 10 phút rồi tập thể dục và ăn sáng, trước bữa trưa và trước bữa tối khoảng 10 phút họ cũng uống chậm rãi một ly nước ấm. Cách uống nước ấm như vậy giúp làm tăng chức năng của dạ dày, thúc đẩy tuần hoàn máy, tăng khả năng trao đổi chất từ 10-20%, đưa lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa.
- Người cao tuổi nên hạn chế các thức ăn có chứa nhiều đạm, nhiều béo và nhiều ngọt. Khi ăn uống nên thực hiện một số điểm như sau:
+ Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ, thoải mái, ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Nếu người răng yếu thì nên nấu thức ăn chín mềm hoặc xay nhuyễn.
+ Tăng các thức ăn thực vật như: rau, quả, đậu đỗ, giảm lượng thịt, mỡ. Chế biến các món ăn dưới dạng hầm, nấu, hấp, luộc để ăn. Giảm hoặc tránh các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, khó tiêu, hoặc các món nướng.
+ Trong các bữa ăn, có thể sử dụng thêm một số gia vị như: gừng tươi có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hoá thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu; Tỏi: có tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn.
- Không nên ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm, dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên trên, chèn ép, cản trở hoạt động của tim. Sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng 15 - 30 phút, sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn, chuyển xuống ruột non dễ dàng.
- Ăn chậm lại
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy ăn chậm có thể làm giảm lượng calo bạn tiêu thụ trong bữa ăn. Ăn chậm cũng có liên quan đến việc nhai kỹ hơn, điều này cũng có liên quan đến việc duy trì cân nặng tốt hơn. Do đó hãy ăn chậm hơn và nhai kĩ hơn, bạn có thể giảm nguy cơ ăn quá nhiều và tăng cân.
- Tăng lượng protein hàng ngày
Protein giúp bạn duy trì khối lượng cơ bắp, quyết định tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Bạn nên bổ sung nguồn protein vào các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn của bạn.
Các nguồn cung cấp protein tốt bao gồm các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, bơ đậu phộng, trứng, đậu và thịt nạc.
- Uống đủ nước
Uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tùy vào khả năng dung nạp của cơ thể.