Có thể rất nhiều người nhận ra móng tay mình xuất hiện các rãnh dọc dài nhưng lại không quan tâm, tuy nhiên đó lại chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp trục trặc.
- 5 hậu quả có thể xảy ra khi dùng tăm bông ngoáy tai trong thời gian dài
- Vì sao bạn nên uống một ít cà phê trước khi ngủ trưa?
Bàn tay không đơn thuần chỉ là công cụ giúp chúng ta thực hiện mọi công việc từ nấu ăn đến tắm gội, vui chơi... mà còn là một "kênh thông báo" tình hình sức khỏe. Đó cũng là lý do mà trong Đông y, các thầy thuốc thường cầm tay bắt mạch để chẩn bệnh.
Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc: Móng tay có liên quan trực tiếp đến kinh lạc tạng phủ của cơ thể. Chúng có thể phơi bày rất rõ những gì mà cơ thể đang phải trải qua.
Ở người khỏe mạnh, tuổi thọ cao thì bàn tay của họ thường có hơi ấm. Điều đó cũng chứng tỏ rằng các mạch máu đang hoạt động trơn tru, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Móng tay của người sống thọ sẽ không bị thay đổi về màu sắc, cũng không xuất hiện vệt đen... mà hồng hào, trơn mịn, sáng bóng.
Thực tế, có thể rất nhiều người nhận ra móng tay mình xuất hiện các rãnh dọc dài nhưng lại không quan tâm. Tuy nhiên, đó lại chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp trục trặc.
Móng tay có rãnh dọc cảnh báo những dấu hiệu của bệnh tật
1. Thiếu chất lưu huỳnh
Tiến sĩ Samantha Elisman (chuyên gia tư vấn da liễu tại Sinclair Dermatology, Úc) chia sẻ rằng: Móng tay có rãnh dọc thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu chất lưu huỳnh hoặc đang trong giai đoạn lão hóa. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm chính là bổ sung chất lưu huỳnh thông qua các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, sữa… Chỉ cần nạp đủ dưỡng chất thì từ từ các vết rãnh này sẽ biến mất.
2. Đường dọc móng tay cũng liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt cũng sẽ biểu hiện qua các đường dọc của móng tay, bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt không chỉ có các đường dọc trên móng tay mà còn bị chóng mặt, đau đầu và nhiều triệu chứng khác.
Lúc này, bạn cần bổ sung một số thực phẩm giàu chất sắt như tiết lợn, thịt nạc, nấm…, đồng thời có thể uống một số loại thực phẩm chức năng để kịp thời bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
3. Gan thận kém
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng móng tay phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của máu gan và khí của gan. Chức năng sinh lý của gan và thận có mạnh hay không có thể được phản ánh qua màu sắc và hình dạng của móng tay.
Do đó, người ta thường cho rằng nếu móng tay xuất hiện các đường dọc màu đen, đó có thể là dấu hiệu của chức năng gan, thận yếu. Đồng thời các chất độc tích trữ trong cơ thể nhiều hơn. Lúc này càng phải quan tâm đến sức khỏe của gan, thận để tránh bệnh tật.
4. Thiếu vitamin
Móng tay của chúng ta cũng cần dinh dưỡng để phát triển, nếu dinh dưỡng đầy đủ thì tốc độ mọc của móng dài ra sẽ nhanh. Tuy nhiên lượng vitamin cung cấp cho móng không đủ sẽ khiến móng mềm yếu, dễ gãy và đặc biệt là xuất hiện sọc dài.
5. Ung thư da
Ở người khỏe mạnh, cơ thể có sự lưu thông tốt, đủ máu và các chất dinh dưỡng cung cấp cho từng bộ phận nên móng sẽ hồng hào. Nhưng ngược lại, nếu mắc ung thư thì cơ thể sẽ không thải độc được, làm tích tụ độc tố, dẫn đến việc móng tay và móng chân đen dần đi và thường có hình sọc dài.
Sọc đen dọc theo móng còn cảnh báo căn bệnh ung thư da. Với điển hình là các sọc đen không biến mất, nó sẽ làm bạn bị đau móng tay và chân lẫn chảy máu nghiêm trọng.
Nguy hiểm hơn cả, ung thư hắc tố - dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da, cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng.
Cho dù tình trạng sọc dài trên móng tay xuất phát từ nguyên nhân gì đi nữa thì mọi người cũng không nên lơ là mà nên dành thời gian để đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Như vậy có thể kiểm tra xem cơ thể có vấn đề gì không và can thiệp kịp thời.