Khi Quỳnh Dao sáng tác Hoàn Châu Cách Cách, cảm hứng của bà được bắt đầu từ những câu chuyện về tình yêu giữa Thuần Huệ hoàng quý phi và hoàng đế Càn Long.
- Sư nghiệp Hoắc Kiến Hoa xuống dốc không phanh: Vì Lâm Tâm Như hay do chuyển hình thất bại?
- 'Dì Tuyết' Vương Lâm trong Tân Dòng Sông Ly Biệt: 31 tuổi phải đóng vai mẹ Lâm Tâm Như, 'nhân vật trong phim' vận vào đời thật
Mới đây, một netizen đã phát hiện ra nhân vật Hạ Vũ Hà (mẹ của Tử Vi) không hề là nhân vật hư cấu, mà từng là một sủng phi của Càn Long. Nhân vật đó không ai xa lạ, đó là Thuần Huệ Hoàng Quý Phi trong hai bộ phim đình đám Hậu Cung Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược.
Được biết, khi Quỳnh Dao sáng tác Hoàn Châu Cách Cách, cảm hứng của bà được bắt đầu từ những câu chuyện về tình yêu giữa Thuần Huệ hoàng quý phi và hoàng đế Càn Long. Vì muốn tăng độ hấp dẫn cho tác phẩm mà Quỳnh Dao đã thay đổi các tình tiết quan trọng, biến Thuần Huệ hoàng quý phi thành người phụ nữ dân gian ngày đêm mong chờ Càn Long đến khi "hương tiêu ngọc vẫn".
Theo sử sách ghi chép, Thuần Huệ hoàng quý phi vốn xuất thân là người Hán, sinh ra trong gia đình nhà họ Tô nên thường được gọi là Tô thị. Thông thường, hậu cung nhà Thanh đều toàn là người Mãn, nếu không cũng là xuất thân con nhà quan lại quyền cao chức trọng, có tên trong lịch sử. Ấy vậy mà Tô thị lại xuất thân từ gia đình bình dân chẳng có vai vế gì, thế nên Quỳnh Dao mới dựa vào đó để dựng nên Hạ Vũ Hà.
Dù thân phận thấp nhất trong hậu cung của hoàng đế Càn Long nhưng bù lại Tô thị lại rất được Càn Long sủng ái. Dù lúc còn là cách cách trong phủ Bảo Thân vương hay lúc nhập cung trở thành 1 trong 3000 giai lệ của Càn Long thì địa vị của bà vẫn rất cao, luôn được hoàng đế yêu thương trân trọng. Bởi thế mà bà cũng là Hoàng quý phi duy nhất trong lịch sử nhà Thanh có xuất thân là người Hán bình dân và được sắc phong khi vẫn còn sống.
Thuần Huệ hoàng quý phi từng sinh cho hoàng đế Càn Long 3 người con, 2 trai và 1 gái. Người con đầu tiên là tam a ca Vĩnh Chương, tiếp theo là lục a ca Vĩnh Dung và cuối cùng là Hòa Thạc Hòa Gia công chúa. Vị công chúa Hòa Thạc Hòa Gia thực ra chính nguyên mẫu của Hạ Tử Vi.
Trái ngược với Hạ Tử Vi thân cô thế cô phải chịu khổ trong cung, Hòa Gia công chúa nhờ mẹ là sủng phi của hoàng đế Càn Long mà được yêu thương, cưng chiều hết mực. Trong khi nhiều nàng công chúa khác phải đến Mông Cổ để hòa thân thì Hòa gia công chúa được cưới chồng và sống ở kinh thành. Đáng tiếc, Hạ Tử Vi trong lịch sử quá bạc phận, không thọ bằng mẫu thân của mình.
Những năm tháng cuối đời, Thuần phi được thụ phong làm hoàng quý phi, được Càn Long cho ở lại Viên Minh Viên. Đây là điều ân sủng mà không phải người nào cũng được nhận đâu. Vì theo quy định của nhà Thanh, các phi tần sắp mất đều phải chuyển đến Cát An sở nằm ngoài Tử Cấm Thành.