Sau 'danh hiệu' tận tụy và hi sinh, đàn bà nhận lại được những gì?

Phụ nữ yêu 14/09/2018 11:05

Có lẽ rất nhiều người phụ nữ từng tự hỏi bản thân rằng “sau những lo toan, vất vả, thứ họ nhận lại là gì?”. Muôn biết, hãy đọc bài viết dưới đây.

Đàn bà từ xưa đến giờ luôn có tư tưởng suốt đời phải cúc cung tận tụy vì chồng con. Có người coi đó là điều dĩ nhiên, nhưng có người lại không đồng ý. Họ đặt câu hỏi, sau sự tận tụy hi sinh đó bạn nhận lại được những gì?

Đàn bà càng hi sinh đàn ông càng muốn ngoại tình

Sau 'danh hiệu' tận tụy và hi sinh, đàn bà nhận lại được những gì? - Ảnh 1
Đàn bà hi sinh đàn ông lại muốn ngoại tình - Ảnh minh họa: Internet

Cuộc đời có nhiều nghịch lý. Vợ tận tụy, đáng lẽ chồng phải thương yêu và muốn bảo vệ suốt đời mới đúng. Trớ trêu thay, người vợ quá hi sinh chỉ khiến đàn ông muốn thoát khỏi vòng tay đó và bay đến một vòng tay khác. Bởi đàn ông rất ghét sự gò bó và mất tự do. Hơn nữa, khi đàn bà hi sinh quá nhiều, đàn ông có cảm giác như họ đang chịu ơn chứ không phải là tình yêu. Họ cảm thấy rất áp lực vì khi sống chung với một người chỉ vì ơn nghĩa. Và họ sợ một ngày nào đó vợ sẽ kể công, khóc lóc và đòi lại công bằng.

Thế nên một người phụ nữ thông minh sẽ không bao giờ hi sinh quá nhiều trong cuộc hôn nhân của mình. Bạn nên biết chuyện gì cũng phải có giới hạn nhất định, không phải cứ cho đi nhiều sẽ tốt. Và không phải cứ lo cho chồng thì anh ấy sẽ cảm kích. Đôi khi bạn cũng phải xem lại bản thân, lo cho mình một chút sẽ tốt hơn.

Đàn bà càng hi sinh càng khiến đàn ông muốn dựa dẫm

Sau 'danh hiệu' tận tụy và hi sinh, đàn bà nhận lại được những gì? - Ảnh 2
Phụ nữ càng lo toan càng khiến đàn ông muốn ỷ lại - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ một mực lo toan chuyện trong nhà ngoài cửa sẽ khiến đàn ông có thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Và họ sẽ mặc định rằng việc nội trợ là của phụ nữ, không phải của đàn ông. Vì thế mà có nhiều trường hợp, vợ chồng cùng nhau đi làm, nhưng về nhà chỉ có vợ cáng đáng thêm chuyện nhà cửa. Chồng thì nằm dài xem tivi, đợi vợ cơm bưng nước rót đến tận miệng.

Phụ nữ từ xưa đến nay thường là người giữ lửa hôn nhân. Là người lo chuyện bếp núc ấm cúng, nhà cửa sạch trơn, nhưng ôm đồm nhiều quá bạn cũng sẽ có lúc mệt mỏi. Thế nên hãy tập cho chồng cách làm việc nhà, đừng cứ mãi dọn sẵn cơm cho chồng ăn. Hãy để chồng biết có được bữa cơm đó, bạn phải vất vả như thế nào, có thế anh ấy mới tôn trọng bạn.

Đàn bà càng hi sinh đàn ông càng muốn chối bỏ hôn nhân

Sau 'danh hiệu' tận tụy và hi sinh, đàn bà nhận lại được những gì? - Ảnh 3
Đàn bà đừng quá yêu thương chồng mà thiệt thân - Ảnh minh họa: Internet

Có những người đàn bà hi sinh đến nỗi mù quáng và đáng thương. Họ cứ chăm chăm vào việc chồng hôm nay ăn gì, làm gì, con đi học ra sao, có ngoan ngoãn, nghe lời hay không? Thế nên mỗi ngày họ đều gọi điện nhắc nhở chồng không được bỏ bữa và tò mò muốn biết chồng đang làm gì. Chính sự tò mò đó sẽ giết chết cuộc hôn nhân của bạn lúc nào không hay.

Khi đàn ông cảm thấy sợ hãi và ám ảnh sự quan tâm thái quá của người vợ, họ chỉ muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này. Một khi cảm thấy cuộc hôn nhân của mình trở nên ngột ngạt, họ sẽ có xu hướng tìm một mối quan hệ mới thoải mái hơn. Họ cảm thấy vợ không còn là bạn đời nữa mà đã trở thành người quản gia, muốn quản lý cả cuộc đời của mình.

Sau 'danh hiệu' tận tụy và hi sinh, đàn bà nhận lại được những gì? - Ảnh 4
Rút cuộc đàn bà cứ muốn tận tụy đến bao giờ? - Ảnh minh họa: Internet

Suy cho cùng, thứ mà đàn bà hi sinh nhận được là sự thất vọng và lạnh nhạt từ người chồng của mình. Thế nên phụ nữ làm gì cũng được, xin đừng quá hi sinh, cũng đừng quá tận tụy trong một mối quan hệ. Trong hôn nhân, bạn cũng có quyền đòi hỏi sự yêu thương từ người kia, chứ đừng nghĩ chỉ một mình cho đi là đủ. Đừng nghĩ cứ một mình tận tụy, chồng sẽ hiểu và không phản bội. Đừng ngây thơ cho rằng đàn ông sẽ nhìn vào sự hi sinh của vợ mà không nhẫn tâm lừa dối vợ.

Tâm sự đàn bà ly hôn: Tôi chẳng tiếc người chồng tệ bạc, chỉ tiếc cha cho các con

Tôi chưa từng nghĩ đến việc ly hôn nên chấp nhận cho anh ngày đến với nhân tình, đêm lại về bên vợ. Vì tôi sợ con không có cha, nhà không có người đàn ông gánh vác thay những việc nặng nhọc.

TIN MỚI NHẤT