Phật dạy vợ chồng là duyên số - không 'nợ' không kết đôi

Phụ nữ yêu 30/04/2019 12:09

Hai người trở thành vợ chồng, theo Phật gia giảng là do sự kết hợp giữa lời thề nguyện và nghiệp lực tạo thành...

Mỗi người chúng ta khi đến tuổi cập kê, muốn tìm mái ấm gia đình cho riêng mình, chắc hẳn đều một lần tơ tưởng tới chàng bạch mã hoàng tử hay nàng công chúa dịu dàng xinh đẹp và một câu chuyện tình lãng mạn, một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Chắc hẳn ai cũng có trong mình một mẫu hình, một vài tiêu chuẩn để theo đuổi, để lựa chọn. Nhưng đa phần sau khi trải qua những cuộc tình say đắm, lãng mạn, buồn giận, hờn ghen, chúng ta lại chợt nhận ra rằng thật khó tìm được bóng hình lý tưởng.

Cùng với thời gian những tiêu chuẩn của chúng ta sẽ giảm xuống. Có những khi mệt mỏi với trò chơi trốn tìm của tình yêu, ta muốn được nghỉ ngơi, muốn mặc cho số phận an bài, và tìm lấy một bến đỗ. Lúc ấy ta lại chợt nhận ra rằng, tiêu chuẩn và lựa chọn chỉ là sự ảo tưởng của bản thân mình.

Phật dạy vợ chồng là duyên số - không 'nợ' không kết đôi - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Bởi lẽ đời này có thể gặp gỡ và đem lòng thương yêu nhau, chắc chắn là do nhân duyên từ kiếp trước. Tu 10 năm mới được đi cùng thuyền, tu trăm năm mới được chung chăn gối. Hai người trở thành vợ chồng, theo Phật gia giảng là do sự kết hợp giữa lời thề nguyện và nghiệp lực tạo thành (Nghiệp là hành vi, việc làm. Nghiệp lực nghĩa là sức mạnh của hành vi và việc làm tốt và xấu ở đời trước).

Tầng tầng nghiệp lực ấy trải qua vài đời vài kiếp, xuyên suốt các thời không vẫn không thay đổi, dẫu sang hèn hay xấu đẹp họ cũng sẽ thành đôi. Hoặc là đời trước hai người đã thề nguyền, hẹn ước đời sau sẽ kết thành phu thê. Hoặc là một trong hai người vì muốn đền ơn mà cam tâm tình nguyện hầu hạ người kia. Cũng có khi là đời trước nợ nần nhau, đời này phải trả.

Vì đã hẹn ước bên nhau mà trong luân hồi lại tìm thấy nhau, linh hồn của hai người chỉ cần gặp là đã nhận ra nhau. Thường thì họ sẽ yêu say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên hay cảm thấy người ấy thật thân quen biết mấy. Tất cả là đều là nhân duyên kết hợp mà thành.

Phật dạy vợ chồng là duyên số - không 'nợ' không kết đôi - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Vậy nên lựa chọn duy nhất của chúng ta là đừng lựa chọn gì cả. Mọi chuyện xảy ra đều là chuyện nên xảy ra, đều là nhân duyên đã chín muồi. Những người đã gặp gỡ nhau trong đời trước lại tạm thời xa nhau, hẹn nhau đến kiếp này. Tất cả những trải nghiệm đời này đều là ơn trời ban.

Người phụ nữ từ thời khắc được gả làm vợ của một người đàn ông thì sẽ đem toàn tâm thân giao phó cho người đàn ông này. Sau khi kết hôn, họ một mực yêu thương gia đình và chăm sóc chồng con. Nhưng có những người cả đời không nhận được một câu động viên khích lệ của người chồng. Thậm chí có người còn bị chồng không quan tâm, coi trọng. Thế là họ sinh ra bực bội, than vãn và phàn nàn về người chồng của mình.

Nhưng xét về nhân quả thì đây là do kiếp trước người vợ đã thiếu nợ người chồng ở kiếp này của mình. Người vợ đã bao giờ từng nghĩ: “Tại sao mình không lấy người này, người kia mà lại lấy chồng mình bây giờ?” Đó là bởi vì người vợ thiếu nợ người chồng nên kiếp này được gả cho người chồng hiện tại để trả nợ. Nếu như không thiếu nợ thì sẽ không đến, không có duyên thì sẽ không tụ.

Phật dạy vợ chồng là duyên số - không 'nợ' không kết đôi - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Người phụ nữ được gả cho người đàn ông nào thì đều là mệnh của mình. Người mà hôm nay mình gặp đều là đã có trong mệnh rồi, đều là nhân gieo trồng từ kiếp trước nên ngày hôm nay mới nhận được quả như vậy. Đàn ông cũng vậy, không nợ sẽ không đến.

Cho nên, trong gia đình, vợ chồng đừng nên trách mắng nhau bởi vì như vậy, nợ kiếp trước chưa giải quyết xong lại tăng thêm nợ ở kiếp này, tức là “nghiệp cũ chưa hết lại thêm nghiệp mới.” Hãy đối xử tử tế với nhau để hóa giải nợ kiếp trước. Nhà Phật có câu: “Chúng sinh là bình đẳng.” Người chồng hay người vợ không phải là tài sản riêng của mình, chỉ là có một đoạn nhân duyên với mình ở kiếp trước, kiếp này đến để kết thúc đoạn nhân duyên đó mà thôi.

Phật dạy: Vạn sự đều tuỳ duyên, sống ở đời không nên cưỡng cầu

Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.

TIN MỚI NHẤT