Chuyện xin lỗi đâu phải chỉ giới hạn trong một câu nói. Nó còn nằm ở vài vấn đề liên quan khiến người ta phải suy xét kĩ càng.
- Đàn bà trong hôn nhân: Người khóc thành tiếng, kẻ nuốt nước mắt vào trong
- Trong hôn nhân, phụ nữ nên biết 2 từ, đàn ông nên học 2 chữ
Chẳng ai dám chắc trong cuộc hôn nhân của mình, cả hai vợ chồng đều chẳng bao giờ mắc lỗi với nhau. Đôi khi, những lỗi lầm góp công lớn trong việc phá hủy cả mối quan hệ của hai bạn, dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Bởi vậy, hãy biết cách nói lời xin lỗi, xin được tha thứ nếu bản thân bạn đã vướng phải điều sai trái.
Tại sao một lời xin lỗi quan trọng?
Mọi người thường đánh đồng lời xin lỗi và sự yếu đuối. Họ tin rằng nếu bạn xin lỗi người khác, bạn đang tỏ ra là người nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, lời xin lỗi có thể được coi là một động cơ. Khi bạn nói ra lời đó có nghĩa bạn đã tỏ ra có thiện chí với nửa kia của mình, đồng thời thúc đẩy khả năng tha thứ của chồng hoặc vợ bạn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tha thứ cho ai đó là cách bạn thoát khỏi gánh nặng của mình, chữa lành và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Trong cuốn The Science of Trust, tiến sĩ John Gottman đề cập rằng một cặp vợ chồng hoàn toàn có khả năng xử lý các vấn đề tiêu cực trong tình cảm. Họ sẽ tha thứ cho nhau dễ dàng và cuối cùng xây dựng một mối quan hệ bền chặt hơn.
Nói cách khác, những cặp đôi có thể dành cho nhau lời xin lỗi chân thành thường tránh được sự tổn hại và xấu hổ. Bởi vậy, tình cảm sẽ hết sức thăng hoa.
Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng để xin lỗi bạn đời nếu bản thân bạn đang mắc những lỗi lầm.
Tìm hai lý do khiến bạn buồn rầu bởi lời nói hoặc hành động của bạn khiến vợ/chồng tổn thương.
Học hỏi kinh nghiệm từ trong quá khứ của chính bạn về những cảm xúc khi trải qua các lần cãi vã này. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy có lỗi hơn với nửa kia. Nhờ đó, bạn sẽ thấy hối lỗi hơn gấp bội và bắt đầu tìm cách làm lành nhiệt tình hơn.
Chịu trách nhiệm về hành vi có hại mà bạn đã thực hiện.
Hãy thừa nhận rằng bạn đã làm hỏng mối quan hệ của cả hai. Thể hiện lời xin lỗi của bạn bằng những từ như: "Em sẽ chịu trách nhiệm về những gì đã làm và xin lỗi vì đã gây tổn thương cho anh".
Những nỗ lực cá nhân trong giai đoạn này có thể khiến mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, tránh rơi vào tình trạng đóng băng như trước.
Khi xin lỗi, hãy mạnh dạn nói thẳng: "Em xin lỗi” và “Em sai rồi”.
Khi bạn sử dụng những từ ngữ này, lời xin lỗi của bạn sẽ dễ dàng hơn cho bên kia lắng nghe và chấp nhận. Hãy nói rõ lời bạn xin lỗi những gì đã làm tổn thương, làm xấu hổ chồng mình thật thẳng thắn. Đừng vòng vo đủ đường rồi mới buông ra câu nói chính.
Hãy nói lý do tại sao bạn lại để điều đó xảy đến, giải thích chứ đừng bào chữa hay đổ lỗi
Trong quan hệ vợ chồng, một khi chuyện cãi vã nảy sinh và có xu hướng bùng lên thì chắc hẳn phải bắt nguồn từ lý do nào đó to lớn. Khi xin lỗi, hãy nói về điều khiến bạn có ứng xử nóng nảy như thế với chồng/vợ mình. Nhưng hãy nói một cách khách quan chứ đừng có đổ lỗi cho đối phương.
Ví dụ bạn hãy nói: "Em/anh đã mắng anh/em vì bản thân mình đã có ngày tồi tệ. Em xin lỗi vì đã cư xử như vậy".
Đừng có nói: "Anh/em hứa nấu cơm mà đến bây giờ vẫn chưa có ăn, tôi bực mình nên bị tức giận đấy".
Yêu cầu sự tha thứ
Hãy rõ ràng đề nghị với bạn đời của mình rằng những hành động và lời nói bạn đã trót làm ra và muốn được tha thứ vì điều đó. Hãy mạnh dạn nói đi, nếu không nói thì có lẽ gia đình bạn sẽ không sớm được yên ổn đâu.
Đừng để cuộc cãi vã khiến tình yêu của cả hai bị nhạt phai
Sau khi được tha thứ, hai bạn nên có những buổi nói chuyện thẳng thắn với nhau. Cả hai hãy nói về vấn đề của bản thân mình và hứa hẹn chuyện sửa đổi. Chẳng có ai bao dung cho bạn được mãi đâu, tự bản thân bạn phải nhìn nhận lại vấn đề từ chính mình và sửa sai thôi.
Nhưng hãy nhớ đừng bao giờ để một lỗi lầm ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ của cả hai. Hãy cứ thoải mái và nhẹ nhàng với nhau thôi, vun đắp tình cảm lại chứ đừng khiến tất cả tệ đi chỉ vì một lần cãi vã.