Nạo phá thai điều gì sẽ xảy ra với cuộc đời của chính bạn dưới góc nhìn nhà Phật dù là đàn ông hay đàn bà cũng nên dành 1 phút để đọc.
- 5 điều chị em tuyệt đối đừng uổng công hi sinh dù có yêu chồng đến mức nào đi nữa
- 6 biểu hiện của người đàn ông yêu quá nhiều, sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì bạn
Sách Phật có dạy, trên đời này có cõi luân hồi, có luật nhân quả. Một chúng sinh phải tạo nghiệp thiện, tu tập hàng ngàn kiếp mới được làm người. Tuy nhiên, khi chưa được nhìn thấy ánh mặt trời, sinh linh đó đã bị chính người mẹ vì một lý do nào đó mà “bỏ”. Linh hồn của đứa bé đó sẽ oán hận người mẹ và không biết đến bao giờ mới có thể luân hồi để trở lại kiếp người.
Nghiệp báo nạo phá thai dưới cái nhìn của nhà Phật
Trong giáo lý nhà Phật, sát sinh là một trong những tội nặng nhất. Vì thế, giết người hay phá thai được xem là điều tối kỵ. Luân hồi là giáo lý vô cùng quan trọng của nhà Phật. Khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn tồn tại. Sau 49 ngày, thần thức sẽ theo nghiệp đầu thai theo 6 nẻo luân hồi. Đó là cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được đầu thai làm người thì phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là tinh cha, hai là huyết mẹ, ba là thân trung ấm (tức thần thức). Khi bào thai bị người mẹ nạo bỏ, thần thức sẽ bị tổn thương, chịu nghiệp bất thiện. Linh hồn đứa trẻ khó đầu thai thành người ở kiếp sau. Một cái thai nếu đến 7 tuần được coi là một mạng sống hoàn chỉnh. Trong vòng 7 tuần, nếu người mẹ nào phá bỏ đã mang tội, nhưng ở mức độ nhẹ. Còn nếu quá 7 tuần mà cố ý nạo phá thai thì đồng nghĩa với việc mắc tội sát sinh. Nhân quả của việc sát sinh là sức khỏe kém, mạng yểu, luôn gặp bất hạnh, không may mắn.
Theo quan điểm của nhà Phật, một đứa trẻ khi tái sinh vào gia đình nào đó có 4 nguyên nhân. Thứ nhất là để đòi nợ. Đó là khi bố mẹ sinh ra, đứa bé khó nuôi, bệnh tật ốm đau. Nó làm cho cuộc đời của đấng sinh thành đau khổ, lam lũ, đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa yên lòng được. Trường hợp này, kiếp trước cha mẹ nợ con cái nên kiếp này chúng đến để đòi nợ. Trường hợp thứ hai là để trả nợ. Đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, không gây phiền lòng gì cho cha mẹ. Thứ ba, có những đứa con học hành chăm chỉ, đỗ đạt, công thành danh toại, hiếu thảo với cha mẹ khiến cha mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng. Đây là trường hợp báo ân. Trường hợp cuối cùng là có những đứa con gây cho cha mẹ bao khổ đau, oan ức, uất giận. Thậm chí, có trường hợp vì con hư hỏng mà tức giận đến chết. Đây là trường hợp báo oán. Cho nên, nếu chúng ta, vì một lý do nào đó mà phải nạo bỏ thai nhi thì đều gây thêm hờn oán, nghiệp oán. Nếu đứa con đến để trả nợ mà cha mẹ lại bỏ đi thì vô tình biến ân thành oán. Nếu đứa con đến với tâm niệm báo oán thì oán lại chất chồng. Và cứ mỗi lần phá thai, sự oán hận, sự trả thù lại càng cao và càng chất đầy hơn nữa”.
Nạo phá thai chính là sát sinh
Đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Trong sách nhà Phật có nói đến thuyết luân hồi. Có nghĩa là khi một người mất đi, thần thức của họ vẫn sống. Thần thức không tồn tại dưới dạng vật chất nên người bình thường không thể nhìn thấy được. Thần thức của người chết đó sẽ tồn tại 49 ngày rồi tự mất đi. Tùy theo nghiệp của người chết mà sẽ được đầu thai theo 6 nẻo luân hồi. Đó là cõi Trời, cõi Người, cõi Atula, cõi Địa ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc sinh.
Khi đó, nếu được đầu thai làm người thì phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là tinh cha, hai là huyết mẹ, ba là hơi ấm (tức thần thức). Khi bào thai bị người mẹ “bỏ”, thần thức sẽ bị tổn thương, chịu nghiệp bất thiện. Bởi người mẹ đã tước mất những cơ hội mà cuộc sống trần thế có thể mang đến cho nó để tìm kiếm nghiệp thiện. Linh hồn đứa trẻ khó đầu thai thành kiếp người ở kiếp sau.
Bên cạnh đó, trong quan điểm Phật giáo, một cái thai nếu đến 7 tuần được coi là một mạng sống hoàn chỉnh. Trong vòng 7 tuần, nếu người mẹ nào phá bỏ đã mang tội rồi, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Còn nếu quá 7 tuần mà cố ý nạo phá thai thì đồng nghĩa với việc họ đã mắc tội sát sinh.