Một mối quan hệ tốt đẹp là nền tảng của cuộc sống, do đó nó phải là nơi an toàn khiến bạn mong đợi thay vì gánh nặng. Mối quan hệ ấy không nên khiến bạn phân vân liệu tình cảm của mình có tốt hay không.
- Phụ nữ sắc sảo như hoa hồng có gai, đàn ông vừa mê vừa 'sợ'
- Hữu xạ tự nhiên hương, 5 kiểu phụ nữ chẳng cần làm gì vẫn khiến đàn ông điêu đứng
Bởi vậy bạn phải chân thật với bản thân và tự hỏi liệu mình có hạnh phúc trong mối quan hệ này, hay chỉ là bạn sợ phải cô đơn và những điều kéo theo sau khi chia tay.
Bạn có thật sự vui vẻ hay chỉ đang thoải mái vì bạn đã quen với nó?
Hãy tưởng tượng nếu có thể loại bỏ mọi chướng ngại sau khi chia tay như việc thay đổi lối sống, thay đổi bạn bè, những rắc rối không thể tránh,... thì liệu bạn vẫn muốn ở với người yêu hiện tại?
Nếu trong một mối quan hệ mà bạn phải làm 5 điều này, có thể bạn đang tự lừa dối bản thân.
Bạn phải che giấu cảm xúc thật của mình
Nếu bạn không thể chia sẻ cảm xúc với người yêu mình, nó cho thấy bạn không thực sự cho rằng đối phương đủ gần gũi và thấu hiểu bạn.
Điều bạn cần là một người có thể chấp nhận con người bạn, bao gồm mọi cung bậc cảm xúc của bạn.
Đè nén cảm xúc sẽ chỉ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng và sự khiên cưỡng trong tình cảm. Khiên cưỡng chính là điều tồi tệ nhất giết chết mối quan hệ.
Tốt nhất bạn nên thú nhận với bản thân mình cần điều gì khác thay vì cứ để mình và người ấy trong sự ảo tưởng rằng mọi thứ đều đang ổn.
Bạn phải rình mò, kiểm tra đối phương
Nói cách khác là bạn không tin tưởng đối phương. Có thể ai cũng có lúc lén nhìn màn hình điện thoại của người yêu.
Tuy nhiên nếu bạn liên tục phải làm điều này và lúc nào cũng cảm thấy mình bị phản bội dù chẳng có chứng cứ gì, thì hoặc là trực giác đang mách bảo bạn, hoặc đơn giản là bạn không tin tưởng đối phương.
Dù là thế nào thì bạn cũng cần làm rõ vấn đề, thẳng thắn với đối phương về nỗi sợ hãi của bạn để đối phương khẳng định tình cảm với bạn hoặc tìm cách hàn gắn niềm tin của bạn.
Nếu trong quá khứ bạn từng bị lừa dối, bạn có thể mất nhiều thời gian để vượt qua, nhưng đôi khi bạn chỉ cần tìm được đúng người khiến bạn cảm thấy an toàn.
Nếu đối phương không thể làm được điều đó, hãy nghĩ xem điều khiến bạn bất an là gì và liệu tình cảm này có đáng để bạn cố gắng tiếp tục.
Bạn lúc nào cũng muốn sửa đổi, so sánh người yêu
Trong thực tế, khi sự mê đắm thuở đầu trong tình yêu phai nhạt dần, tình yêu có thể không mãnh liệt như lúc đầu, thậm chí trở thành những sự than vãn, hành vi nóng nảy và những cuộc chiến.
Tốt hơn bạn cần thừa nhận với chính mình rằng bạn không thích đối phương như bạn đã nghĩ thay vì ngụy biện rằng người ấy sẽ thay đổi.
Bạn không thể thay đổi một ai - đây là sai lầm lớn nhất nhiều người mắc phải. Họ tin rằng họ có thể thay đổi người khác, nhưng không thể nào.
Bạn hoặc là phải chấp nhận và yêu con người họ hoặc là tìm một người phù hợp hơn.
Bạn nói dối về chuyện tiền bạc
Tiền bạc thường là nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi. Nếu bạn xác định ở bên một người lâu dài thì tiền bạc là chủ đề các bạn sẽ phải nói chuyện rất nhiều.
Do đó nếu bạn phải nói dối về số tiền bạn chi tiêu hay các chuyện liên quan khác thì đó là dấu hiệu báo động.
Nếu bạn không thể chân thật với đối phương hay chí ít là thống nhất trong một số việc thì giữa cả hai sẽ luôn tồn tại vấn đề không thể tự giải quyết.
Bạn không nên nói dối về những điều chiếm vai trò lớn trong cuộc sống.
Bạn phải tự nhắc nhở bản thân vì sao mình ở bên người ấy
Đôi khi bạn có thể cảm thấy không hài lòng với mối quan hệ của mình, nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy như vậy thì là dấu hiệu không bình thường.
Khi bạn thấy mình luôn phải hợp lý hóa tình yêu của mình dành cho đối phương hay phải sống trong hồi ức thì có thể mối quan hệ của bạn không tốt đẹp như bạn tưởng.
Một mối quan hệ tốt đẹp cần khiến bạn cảm thấy được ngay ở hiện tại và không khiến bạn hoài nghi.
Đừng ngần ngại thay đổi cuộc đời khi bạn cảm thấy thất vọng. Sâu thẳm trong trái tim, bạn biết điều đúng đắn mình cần làm, tất cả những gì bạn cần chỉ là dũng cảm để biến nó thành hiện thực.