Phụ nữ nói nhiều cũng được, riêng 4 thời điểm này nhất quyết phải im lặng thì chồng mới nể trọng.
- Nếu lấy phải chồng có tính này, đàn bà chỉ sống trong nước mắt, chẳng bao giờ biết hạnh phúc là gì
- Không phải còn yêu, đây mới là lý do khiến đàn bà dù đã cạn tình nhưng lại không có can đảm chia tay
Đàn ông nào cũng thích ngắm phụ nữ đẹp, trò chuyện với phụ nữ thông minh và ở bên một người phụ nữ biết im lặng đúng lúc. Vậy nên, bạn có thể nói nhiều, có thể càm ràm anh ấy bất cứ lúc nào nhưng hãy tuyệt đối im lặng trong các trường hợp sau để khiến chồng vừa yêu vừa nể, vừa sợ và thương.
Lặng im để khiến chồng phải trân trọng mình
Đàn ông chỉ xem nhẹ lời nói của đàn bà khi đàn bà nói những lời thừa thãi, nếu bạn dùng lời nói đúng lúc sẽ khiến chồng không chỉ nể mà còn thương yêu vô hạn. Ví như khi chồng trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, trong bữa cơm gia đình đàn bà khôn ngoan sẽ hỏi han chồng “hôm nay anh đi làm có gì vui không, kể em nghe đi”, “anh ăn nhiều đi, anh vất vả nhiều rồi”, “cảm ơn anh vì đã chăm chỉ làm việc vì gia đình mình” hoặc “lát em massage cho anh đỡ mỏi lưng nha”… sẽ khiến mọi mệt mỏi được xua tan.
Ngược lại, nếu bạn cau có khó chịu, than phiền chàng “sao giờ này anh mới về, sợ về sớm phải giúp em nấu ăn à”, “anh không thấy em đang bận lắm hay sao, anh không giúp em nhặt rau được à”, “anh rửa bát đi, em đã nấu ăn rồi mà”… sẽ khiến chồng bạn dù yêu vợ đến mấy cũng phải ngao ngán, bực dọc.
Phụ nữ muốn được chồng trân trọng, thương yêu hãy biết cách dùng lời nói một cách khôn ngoan, hãy biết giữ im lặng đúng lúc. Sự tinh tế ấy sẽ giúp chồng hiểu rằng bạn tôn trọng anh ấy, tôn trọng không gian riêng tư của anh ấy, và bạn luôn sẵn sàng lắng nghe nếu chàng muốn trải lòng.
Lặng im để đối phương có cơ hội sửa sai
Những khi nóng giận, mâu thuẫn chẳng ai có đủ bình tĩnh để nói những lời dễ nghe, để nói những lời khiến đối phương vừa lòng. Vì biết “giận quá mất khôn” nên đàn bà khôn sẽ giữ im lặng khi vợ chồng cự cãi. Họ không lời qua tiếng lại, càng không đôi co to tiếng với chồng.
Lúc này, đàn bà khôn nhún nhường để chồng được phần hơn về mình, để anh ấy “xả” hết những tức giận, uất ức trong lòng. Họ chờ đến khi chồng bình tĩnh, chờ đến khi đối phương nhận ra mình đã sai mà lân la làm lành, xin lỗi nàng mới trút hết lòng mình, phân tích phải quấy đúng sai.
Sự im lặng của đàn bà không phải là nhẫn nhịn, là cam chịu mà là cách họ cho người đàn ông của mình cơ hội sửa sai, cơ hội nhận ra sai lầm.
Lặng im để cảnh cáo
Đàn ông nào cũng thích được nghe những lời ngọt ngào, âu yếm cũng thích được người phụ nữ mình yêu dành cho những cử chỉ quan tâm chăm sóc. Tất nhiên, chẳng ai thích vợ nói nhiều, thích vợ cứ ca cẩm, chửi bới mình cả ngày cả. Vậy nhưng, đàn ông sợ vợ nói nhiều một thì sợ vợ im lặng gấp mười lần.
Đàn bà còn nói là còn thương, là còn để tâm đến người đàn ông của đời mình, còn muốn đối phương thay đổi, hoàn thiện mỗi ngày. Một khi đàn bà lặng im, để mặc đàn ông muốn làm gì thì làm thì khi ấy họ đã không còn chút rung cảm nào trước bạn đời, không còn muốn dụng tâm để cải thiện mối quan hệ, càng không muốn có sự gắn kết dài lâu.
Đấy chính là lí do vì sao “chiến tranh lạnh” luôn đáng sợ, luôn đủ sức bóp chết một cuộc tình, luôn dư sức nghiền nát cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khi đàn bà im lặng, đấy chính là lời cảnh cáo đanh thép nhất dành cho đàn ông. Khi ấy, dám chắc người đàn ông của bạn sẽ dùng mọi cách để khiến bạn mở lời.
Lặng im để buông tay
Một cuộc tình có thể dễ dàng kết thúc bằng lời chia tay, nhưng hôn nhân lại không đơn giản như thế. Lúc này, đấy là trách nhiệm giữa gia đình hai bên, là trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, là cuộc ly hôn trước tòa. Thế nên, một khi đàn bà đã cạn tình cạn nghĩa, khi đã đớn đau đến tận cùng, khi đã tuyệt vọng với chính con tim mình họ sẽ quyết định dừng lại. Và sự im lặng, chính là bước chuẩn bị, là dấu hiệu của mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân thất bại.