Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu?

Nuôi dạy con 15/02/2020 12:40

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do nguyên nhân nào? Các mẹ nên làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa?

Với hệ tiêu hóa yếu và chưa phát triển, tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là không thể tránh khỏi. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và dấu hiệu khi bé bị rối loạn tiêu hóa.

Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 1
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.

Sức đề kháng yếu

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt và hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột chưa đủ mạnh nên cơ thể bé rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, từ đó dẫn đến triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 2
Bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn - Ảnh minh họa: Internet

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh 

Bé sơ sinh có thể bị rối loạn tiêu hóa ngay sau hoặc trong thời gian đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng lại tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé. Khi vi khuẩn có hại sinh sôi trong cơ thể, chúng sẽ tấn công và làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ nên nghiên cứu khẩu phần ăn của bé trong từng giai đoạn để có thể chọn lựa thực đơn phù hợp với bé. Một số lưu ý dành cho các mẹ ở dưới đây:

  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, sử dụng các thức ăn khó tiêu như ngô, sắn, gạo lứt hay các món ăn chứa nhiều đạm, đường, dầu mỡ hay rau củ chứa nhiều chất xơ.
  • Mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Khi cho bé ăn, mẹ không nên để bé ăn quá lâu dẫn đến thức ăn bị ôi thiu. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên để bé ăn quá no hay ăn nhiều một loại thức ăn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa vì không hấp thu được hết thức ăn và chán ăn.

Bé bị ngộ độc thức ăn

Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên khi ăn những thực phẩm lạ sẽ rất dễ bị ngộ độc dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa. Ngay cả khi chế biến thức ăn, mẹ cũng cần để ý đến nguồn nước cũng như nguồn gốc của thực phẩm để đảm bảo an toàn cho hệ đường ruột của bé.

Môi trường xung quanh bé không đảm bảo vệ sinh

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể là do:

  • Tiếp xúc với vật nuôi, đồ dùng hay đồ chơi bị nhiễm khuẩn.
  • Mẹ không vệ sinh cho bé trước, sau khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.

Đây là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các mẹ cần nắm được các triệu chứng cũng như dấu hiệu trẻ bị tiêu hóa để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều

Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 3
Bé nôn trớ khi bị rối loạn tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì nôn trớ là tình trạng đi kèm thường gặp. Tình trạng nôn này sẽ được cải thiện khi hệ tiêu hóa của bé dần dần tốt lên.

Táo bón

Khi bé ăn những thực phẩm khó tiêu như thức ăn cứng, thức ăn có nhiều dầu mỡ hay các loại thực phẩm chứa đạm nóng khó tiêu sẽ bị táo bón. Trẻ bị táo bón sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ bữa và không hấp thụ được chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và còi xương.

Đi ngoài ra phân sống

Do mất cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn trong ruột nên bé sơ sinh hay gặp phải tình trạng đi ngoài ra phân sống. Số liệu thể hiện hệ đường ruột khỏe mạnh bình thường là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn cùng cộng sinh với vi sinh vật sống. Khi tỷ lệ này được duy trì thì quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như thải chất độc trong cơ thể bé diễn ra thuận lợi.

Nhưng khi số liệu trên thay đổi cũng có nghĩa là số lượng hại khuẩn trong cơ thể tăng lên khiến hệ đường ruột bị rối loạn và dẫn đến các triệu chứng như: đi ngoài ra phân lỏng, phân sống thậm chí có chất nhầy cùng đầy bụng.

Tiêu chảy

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì tiêu chảy là hiện tượng thường xảy ra. Hiện tượng tiêu chảy kéo dài sẽ làm cơ thể trẻ bị mất nước và mất chất điện giải.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ 

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé sơ sinh để vi khuẩn có hại không tiếp cận được bé.
Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 4
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và đồ chơi của bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ với đồ ăn của bé. Những thực phẩm làm cho bé ăn đều cần được khử trùng sạch sẽ, lựa chọn kỹ càng. Cho bé ăn ngay sau khi nấu chín để tránh việc thức ăn bị ôi thiu.
  • Mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé. Tùy vào từng giai đoạn mà mẹ cho bé dùng thực phẩm phù hợp. Những thực phẩm khô cứng mẹ nên tránh cho bé ăn nhưng cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 5
Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Đưa bé đến phòng khám: những phương pháp trên là để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho bé. Các mẹ nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ tốt nhất, không nên tự ý mua thuốc ngoài tiệm cho bé.
Tre so sinh bi roi loan tieu hoa 6
Cho bé đi khám - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là triệu chứng mà đa số trẻ nhỏ đều có thể mắc phải, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp phù hợp để điều trị.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn quả gì? Những loại hoa quả mẹ bầu không nên bỏ qua

Mẹ bầu ăn hoa quả sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng của cả mẹ và bé đồng thời giúp bé phát triển toàn diện. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn quả gì?

TIN MỚI NHẤT