Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thì phải làm thế nào?

Nuôi dạy con 20/01/2020 16:29

Em bé bị ốm, mệt sẽ khiến mọi người trong gia đình lo lắng. Nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thì cha mẹ phải làm thế nào? 

Bị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi lúc này, sức đề kháng của trẻ còn yếu, cộng với việc trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân như thế nào. Khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi nhiều mẹ thường sử dụng luôn thuốc kháng sinh mà không biết đây là một cách không hợp lý chút nào. Nếu trẻ bị nặng, hãy đưa đến gặp bác sĩ. Còn nếu nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số cách chữa hắt hơi sổ mũi không dùng thuốc.

Tre so sinh bi hat hoi so mui 1
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thì phải làm thế nào? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi 

Để có được cách điều trị hắt hơi, sổ mũi cho trẻ sơ sinh đúng thì trước hết mẹ phải biết được những nguyên nhân khiến trẻ bị mắc phải bệnh này là gì. Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là:

  • Ngạt mũi sơ sinh: Khi nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp sẽ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.
  • Thời tiết lạnh: Đây là một nguyên nhân rất thường gặp dẫn đến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Khi thời tiết thay đổi, trẻ không kịp thích nghi hoặc cơ thể không được giữ ấm sẽ khiến xuất hiện hiện tượng này.
  • Cảm lạnh: Nếu trẻ bị cảm lạnh, sốt, đau họng, ho chắc chắn sẽ kèm theo hiện tượng là hắt hơi sổ mũi. 
  • Cúm: Trẻ bị cúm, mệt mỏi, đau người, đau họng, chóng mặt và chán ăn sẽ khiến chúng bị sổ mũi.
  • Dị ứng: Đây là trường hợp trẻ bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo bị nổi nốt đỏ, ngứa.
  • Dị vật trong mũi: Khi chơi, trẻ không ý thức được hết những nguy hiểm do đồ chơi nhỏ mang đến. Có thể chúng bị dị vật trong mũi do hút phải, do đút vào… Lúc này, trẻ bị chảy nước mũi, chảy máu và đau đớn.
Tre so sinh bi hat hoi so mui 2
Mẹ cần biết nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi là gì để điều trị đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Cách chăm sóc trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi cha mẹ hãy thực hiện những cách chăm sóc sau đây:

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ

Hãy bơm nước muối sinh lý vào mũi để nhầy nhớt trôi theo ra ngoài. Làm đúng cách để trẻ không bị sặc. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, phía dưới đầu lót vải để nước mũi không chảy ra đệm. Để đầu thấp hơn chân.
  • Mỗi bên mũi của trẻ hãy bóp nhẹ 1 giọt nước muối sinh lý vào.
  • Đợi 1 đến 2 phút hãy lấy dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi.

Khi thực hiện, hãy làm nhẹ nhàng để trẻ không bị đau. Làm nhiều lần một ngày để trẻ thoải mái.

Tre so sinh bi hat hoi so mui 3
Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi để làm sạch khoang mũi cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Tắm cho trẻ bằng nước nóng

Nhiều mẹ lo lắng không biết là trẻ sơ sinh bị sổ mũi có nên tắm không? Câu trả lời là có và hãy thực hiện theo những cách cho một vài giọt dầu tràm, khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào cùng với nước. Sau khi tắm, xoa dầu tràm vào gan bàn chân, lưng và ngực của trẻ.

Chú ý đến chế độ ăn, dinh dưỡng

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cho con bú. Như vậy trẻ sẽ được uống nguồn sữa chất lượng, tăng sức đề kháng cho con. Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm thì những món ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa và các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C là sự lựa chọn hàng đầu. 

Đồng thời, cho trẻ uống nước trái cây. Cho trẻ uống trà gừng để không bị chướng bụng do nuốt nước mũi vào trong.

Tre so sinh bi hat hoi so mui 4
Dùng nước gừng cho trẻ uống để không bị chướng bụng - Ảnh minh họa: Internet

Kê cao gối cho trẻ khi ngủ

Khi trẻ ngủ, hãy kê gối cao hơn để nước mũi không chảy được xuống họng khiến trẻ bị ho. Nước mũi cũng không chảy ngược vào trong gây ra ngạt mũi.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ 

Theo dõi tình hình của trẻ, cần đưa ngay đi bệnh viện nếu chuyển biến xấu hoặc gặp phải các trường hợp sau:

  • Trẻ bị sốt cao hơn  và cả ngày mà không giảm.
  • Cảm cúm cùng với biểu hiện người lạnh run, đau khắp người, sốt, bị nôn.
  • Khi cha mẹ nghi bé bị mắc dị vật trong mũi.
  • Khi trẻ bị dị ứng, nổi ngứa, mẩn đỏ.
Tre so sinh bi hat hoi so mui 5
Nếu trẻ mệt mỏi, quấy khóc, sốt cao hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian

Một số phương pháp chữa sổ mũi cho trẻ theo cách dân gian mà mẹ có thể áp dụng là:

Trẻ trên 1 tuổi, hãy pha mật ong cùng nước ấm để trẻ uống vào buổi sáng.

  • Hấp lá hẹ xay và đường phèn trong khoảng 15 phút. Lấy phần nước cách thủy và cho trẻ sử dụng ngày 3 đến 4 lần. Hoặc có thể chấm vào môi trẻ để chúng nhấm phần đó.
  • Dùng quất xanh, cắt ngang cả vỏ, bỏ hạt trộn cùng đường phèn, mật ong sau đó hấp cách thủy. Sau khi chín, dằm quất ra và cho trẻ dùng như cách trên. Đây là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Hiện nay, sản phẩm này cũng được làm và bán sẵn rất nhiều, mẹ có thể mua về sử dụng.
  • Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi. Tỏi có hiệu quả rất tốt trong điều trị sổ mũi, cúm. Hãy dùng 3 tép tỏi, trộn cùng với 1 nhánh gừng, 1 quả lê và chút muối, đường phèn. Sau đó cũng hấp cách thủy và cho trẻ dùng nước lê hoặc quả lê.
Tre so sinh bi hat hoi so mui 6
Chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, nhanh khỏi bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là cách mà cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi. Từ đó giúp con thoải mái hơn, nhanh khỏi bệnh. 

Top 4 lá tắm sau sinh rẻ tiền, dễ kiếm giúp mẹ phòng bệnh phụ khoa, da láng mịn

Sử dụng lá tắm sau sinh giúp mẹ luôn giữ gìn cơ thể được sạch sẽ, thơm tho, phòng tránh được những viêm nhiễm không đáng có. Vậy mẹ nên chọn những loại lá tắm hữu ích nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT