Mọc răng là quá trình đánh dấu sự trưởng thành của trẻ. Mỗi một giai đoạn, trẻ lại mọc những loại răng khác nhau và cha mẹ cần phải nắm bắt được để theo dõi. Trẻ mọc răng nanh là sự đánh dấu cho giai đoạn từ ăn các loại đồ ăn mềm, mịn sang việc nhai thức ăn và ăn thô. Thời gian bé mọc răng nanh là lúc nào, có những biểu hiện gì và trong những trường hợp trẻ mọc răng nanh trước thì có sao không? Nếu cha mẹ đang còn thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Khi nào trẻ mọc răng nanh?
Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng và việc mọc răng sữa sẽ kết thúc khi trẻ 3 tuổi. Đầu tiên sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới, tiếp đó là răng cửa hàm trên. Trẻ mọc răng nanh hàm trên vào khoảng tháng thứ 16 đến 22. Hai răng nanh hàm dưới sẽ lên vào tháng thứ 17 đến 23.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khác nhau mà không phải trẻ nào cũng giống trẻ nào. Đó là răng nanh ở cả hai hàm cùng xuất hiện một lúc, trẻ mọc răng nanh trước răng cửa hoặc trước răng hàm.
Dấu hiệu trẻ mọc răng nanh
Khi bé mọc răng nanh thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Chảy nhiều dãi và có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở quanh miệng. Chảy dãi là biểu hiện dễ nhận biết nhất vì trẻ mọc răng nào cũng sẽ xuất hiện dấu hiệu này. Vì bị chảy dãi nhiều nên khiến cho vùng xung quanh miệng của trẻ có thể sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
- Sưng tấy chỗ lợi sắp mọc răng. Trước khi răng nhú lên thì chân răng sẽ đẩy lên và khiến cho phần lợi sưng tấy. Cũng như hạt nảy mầm, mầm phải đẩy phần đất phía trên ra mới có thể lên xanh tốt được. Và ở đây, răng nanh cũng phải nhú lên khỏi lợi. Bé sẽ thấy đau lợi, phần lợi tấy đỏ mẹ sờ vào sẽ cảm thấy hơi cứng.
- Trẻ quấy khóc: Mọc răng nanh sẽ rất đau, khó chịu vì lợi bị sưng nên khiến trẻ dễ quấy khóc. Trẻ có thể khóc cả ngày và có thể sẽ khó ngủ.
- Sốt: Bé mọc răng nanh bị sốt là hiện tượng thường gặp. Tùy vào cơ địa của từng bé mà sẽ sốt nhẹ hay sốt cao. Cha mẹ sẽ lo lắng vì không biết trẻ mọc răng nanh sốt bao lâu? Bạn cần phải theo dõi và không nên chủ quan. Nếu cảm thấy trẻ sốt cao và biểu hiện khó chịu thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
- ĐI ngoài: Nhiều trẻ sẽ bị đi ngoài khi mọc răng nanh. Thường thì sẽ từ 3 đến 5 lần trong một ngày.
Những lưu ý khi trẻ mọc răng nanh
Trong giai đoạn trẻ mọc răng nanh, với những dấu hiệu nhận biết ở trên, cha mẹ cần phải lưu ý để có thể chăm sóc cho con tốt nhất.
- Dùng khăn lau nhẹ khi trẻ bị chảy nhiều dãi. Điều này sẽ đảm bảo trẻ sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn.
- Hạn chế cho trẻ chơi đồ chơi, nếu chơi phải có người lớn trông chừng. Vì có thể trẻ chắn đồ chơi hoặc nước dãi chảy vào đồ chơi là điều kiện để vi khuẩn phát triển.
- Bé mọc răng nanh biếng ăn do sưng lợi, quấy khóc, cha mẹ hãy chườm lạnh bên ngoài hoặc dùng vòng gặm nướu để giảm sưng đau cho trẻ.
- Cho trẻ ăn những món dễ ăn, dễ nuốt, không phải nhai nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Một cách khá hiệu quả giảm sưng đau lợi là mẹ luộc rau củ sau đó để lạnh cho trẻ gặm.
- Khi trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho bé mặc đồ thoải mái, cho trẻ chơi, nằm ở nơi thoáng mát. Kiểm tra thân nhiệt để tránh biến chứng cũng như khám bác sĩ và uống thuốc theo chỉ định.
Trẻ mọc răng nanh trước có nguy hiểm không?
Có nhiều trẻ mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm khiến cho cha mẹ lo lắng. Vì sao trẻ mọc răng nanh trước như vậy? Nguyên nhân của việc trẻ mọc răng nanh trước có thể là do một số nguyên nhân: do di truyền từ cha mẹ, do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, do cơ địa… Lịch mọc răng chỉ là một căn cứ để cha mẹ tham khảo mà thôi. Tất nhiên là sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Mỗi dấu hiệu của trẻ bạn cần phải quan tâm, chú ý quan sát để có thể giải quyết chính xác.
Bạn cũng không cần quá lo lắng vì việc trẻ mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm là trường hợp khá hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn xuất hiện tình trạng lạ thường này hãy đến gặp bác sĩ và theo dõi. Trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, vui đùa, chạy nhảy và không có gì đáng ngại cho đến khi thay răng.
Khi bé mọc răng nanh trước có thể dẫn đến việc răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên. Bạn cần phải theo dõi để phát hiện sớm nếu không răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, xiên vào trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
>>> Xem thêm:
- Làm gì khi trẻ mọc răng không đúng thứ tự?
- Mẹ cần biết: dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
Như vậy những băn khoăn về việc trẻ mọc răng nanh sữa khi nào? Trẻ mọc răng nanh có sốt không? Những biểu hiện của việc mọc răng nanh ở trẻ là gì? Đối với những trường hợp đặc biệt trong thời kỳ mọc răng của trẻ nên giải quyết như thế nào? Tất cả đã được trả lời. Cha mẹ không nên chủ quan trong bất cứ trường hợp nào và hãy theo dõi con thật chu đáo để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.