Trẻ con có sức đề kháng rất kém, chính vì thế ho cảm là điều hết sức bình thường. Nguyên nhân và cách chữa trị trẻ 5 tháng bị ho
- 6 mẹo dân gian trị ho đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh chóng
- Cách dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ vô cùng hữu hiệu mà mẹ không nên bỏ qua
Trẻ 5 tháng bị ho, ho có đờm, ho và nôn về đêm là những tình trạng vô cùng phổ biến. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên mẹ cần để ý để tìm ra cách chữa trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm
Trẻ 5 tháng tuổi bị ho là một hiện tượng khiến ba mẹ cực kỳ lo lắng. Những cơn ho thường là biểu hiện của cơ thể đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời có thể là do sức đề kháng của bé kém dẫn đến việc các loại virus và vi khuẩn xâm nhập.
- Có thể bé bị ho do cảm lạnh thông thường khi thời tiết thay đổi, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi không quá đáng lo bởi nếu đề kháng của bé khỏe thì nó sẽ tự hết rất nhanh chóng.
- Ho do sặc sữa: trẻ bị ho và nôn về đêm có nhiều nguy cơ là do tình trạng sặc sữa. Vì thế, mẹ cần chú ý, khi cho bé bú thì phải để ý, nhỡ may sữa chảy quá nhiều dẫn đến việc bé bị sặc, nôn trớ cực kỳ nguy hiểm.
- Ho do nhiễm đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang và thanh quản. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bé 5 tháng bị ho có đờm.
- Ho do nhiễm đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Nếu do nguyên nhân này, bé sẽ có các biểu hiện đi kèm là ho kéo dài, hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt; thở khò khè rất khó chịu.
Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Khi con trẻ bị ho, chắc chắn ba mẹ sẽ rất bối rối không biết làm như thế nào để chữa dứt điểm nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Đường ruột của con còn yếu, không thể sử dụng các bài thuốc lá dân gian thông thường, đồng thời mẹ cũng không muốn để con sử dụng kháng sinh quá nhiều vì luôn lo lắng con sẽ bị kháng thuốc và ảnh hưởng đến nhiều chức năng bộ phận khác.
Khi em bé bị ho, điều tốt nhất mà ba mẹ nên làm đó chính là tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ có thể đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý nhất. Đừng tự tiện dùng bất kỳ các loại thuốc nào, nhỡ may không hợp lại ảnh hưởng nghiêm trọng và rất nguy hiểm cho sức khỏe của con yêu.
Những lưu ý khi bé bị ho
Khi trẻ sơ sinh bị ho, ba mẹ nên để cho bé thời gian nghỉ ngơi và bổ sung thật nhiều các loại men sống, men vi sinh để tăng sức đề kháng cho bé. Đặc biệt là khi ho có đờm chắc chắn hệ tiêu hóa của bé cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.
Mẹ cũng nên để ý đến chế độ ăn của mình để tránh ảnh hưởng đến con vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho bé 5 tháng tuổi.
Nếu bé ho có đờm, khò khè và khó ngủ thì mẹ nên tiến hành vỗ long đờm, vệ sinh mũi họng bằng các bình xịt chuyên dụng với nước muối sinh lý để khai thông đường thở thông thoáng cho bé.
Không ủ quá nhiều quần áo cho con bởi thân nhiệt của trẻ em luôn luôn nóng hơn thân nhiệt người lớn. Chính vì thế, ủ quá nhiều dẫn đến việc bé nóng, toát mồ hôi, mồ hôi đó ngấm ngược lại dễ bị viêm phế quản cấp.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng về trạng thái từ 28 đến 29 độ C, tránh những vùng gió cho con, siêng hút mũi để con dễ thở, có thể cho bé dùng một số loại siro long đờm và siro ho của trẻ sơ sinh mà bác sĩ đã kê sẵn.
Nếu tình trạng vẫn không có chuyển biến thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị bằng kháng sinh. Đừng lo lắng về việc dùng kháng sinh nhiều sẽ dẫn đến kháng thuốc và hệ miễn dịch. Sau thời gian dùng thuốc, mẹ bổ sung nhiều lợi khuẩn và men vi sinh để củng cố lại hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cho bé là được.
Khi trẻ 5 tháng bị ho, chắc chắn rằng ba mẹ cực kỳ lo lắng. Tuy nhiên với những bé quá nhỏ tuổi, đường ruột chưa ổn định thì mẹ nên điều trị cho con bằng phương pháp khoa học để bảo đảm an toàn và hiệu quả nhanh nhất.