Sức khỏe của trẻ giai đoạn sơ sinh vô cùng quan trọng, đôi khi những thay đổi nhỏ lại ảnh hưởng nguy hiểm mà bố mẹ không biết. Nhất là những ngày đầu rốn chưa rụng.
- Mùa dịch này, mẹ bầu uống ngay 4 loại nước ép này để tăng cường sức đề kháng
- Đây là top thực phẩm giàu canxi hơn sữa, mẹ cho bé ăn nhiều bé càng cao lớn
Rốn của trẻ khi chưa rụng có thể sẽ có các màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Thông thường sẽ không có vấn đề gì nếu bạn giữ rốn khô và sạch. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, nếu thấy rốn con có những biểu hiện sau thì bạn nên đưa đến gặp bác sĩ sớm.
Chảy máu rốn: Mẹ sẽ thấy rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn nguyên nhân là do cọ xát tả vào cuống rốn. Nhưng nếu máu chảy dai dẳng hoặc chảy máu nhiều (vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần), mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Rốn rụng muộn: Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài > 3 tuần. Nên giữ rốn khô và kiểm tra mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Khi mặc tã, không nên để tã đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.
Rốn rỉ dịch: Khi rốn bị rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng là dấu hiệu có thể bé bị nhiễm trùng. Mức độ nặng nhẹ khác nhau kèm theo những dấu hiệu tổn thương riêng. Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.
Nhiễm trùng rốn: Đây là tình trạng nhiễm trùng vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ. Khi em bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, cần phải đưa bé đi khám.