Sản phụ sau sinh ăn mì tôm được không?

Nuôi dạy con 06/03/2020 16:30

Từ lâu, mì tôm được nhiều người biết đến là thức ăn nhanh phổ biến ở hầu khắp mọi quốc gia trên thế giới, chỉ cần mất khoảng 3 -5 phút là bạn đã có ngay bữa ăn lót dạ. Trong thành phần mì tôm chủ yếu gồm bột mì, chất béo và các phụ gia khác. Tuy vậy với sản phụ sau sinh ăn mì tôm được không? Và trường hợp sau khi mổ đẻ có được ăn mì tôm?

Có nên ăn mì tôm sau sinh

Sau sinh ăn mì tôm được không? Đẻ mổ có được ăn mì tôm không? Hay sau sinh 1 tháng ăn mì tôm được không.. là những câu hỏi thường đặt ra với hầu hết những bà mẹ đang trong thời kỳ ở cữ bởi mì tôm không chỉ là thức ăn nhanh phổ biến mà mùi vị của nó cũng khá kích thích vị giác người ăn do ngày nay nhiều hãng sản xuất thực phẩm đóng gói luôn không ngừng đổi mới hương vị của món ăn nhanh này.

Mi tom khong chi la thuc an nhanh pho bien 1
Mì tôm không chỉ là thức ăn nhanh phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Và cũng chính vì thế mà rất nhiều người trong chúng ta thường sử dụng mì tôm làm món ăn "cứu đói" vào những lúc bận rộn, không có quá nhiều thời gian để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, trên thực tế loại thực phẩm này chỉ đáp ứng được một lượng calo bằng một bữa ăn phụ, không thể thay thế cho bữa ăn chính. Đặc biệt, với những bà mẹ sau sinh phải, cơ thể cần bổ sung một lượng lớn về dinh dưỡng sau vượt cạn. Đó là chưa kể đến các sản phẩm mì khi được đóng gói sẽ có sử dụng thêm chất bảo quản và nhiều thành phần phụ gia khác đi kèm. Vì thế, nó ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên.

Theo các chuyên gia, trong tháng đầu ở cữ, bà bầu nên được bổ sung nhiều dinh dưỡng từ nhiều nguồn, và mì tôm hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp cho bà mẹ trong tháng đầu sau khi sinh em bé. Vậy sau sinh 2 tháng ăn mì tôm được không? Hay sau sinh 3 tháng có được ăn mì tôm không? Thực tế, sau tháng đầu ở cữ, khi đã bước sang tháng thứ 3 sau sinh, khi đó cơ thể của phụ nữ đã dần được phục hồi và ổn định. Lúc này, có thể nới lỏng chế độ ăn uống một chút, có thể ăn một số loại thức ăn nhanh, trong đó có mì tôm. Tuy nhiên, chỉ nên ăn từ 1 – 2 gói và không nên ăn nhiều.

Tác hại của mì tôm với phụ nữ sau sinh

Ngoài thắc mắc sau sinh ăn mì tôm được không? Nhiều người cũng lo lắng liệu việc ăn mì tôm có mất sữa không? Nếu ăn mì tôm, các bà mẹ bỉm sữa có thể sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn nhiều món ăn này:

  • Mất sữa - Trong thành phần mì tôm chủ yếu là bột mì, vì thế có thể gây tình trạng mất sữa nếu ăn không kiểm soát.
  • Nóng trong người - Không chỉ phụ nữ sau khi, ngay cả với người bình thường, việc ăn nhiều mì tôm đều sẽ không tránh khỏi tình trạng nóng trong người, biểu hiện cụ thể là nổi mụn trên da mặt, da ửng đỏ, thậm chí ăn nhiều mì có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da nhanh hơn.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa - Việc ăn nhiều mì sẽ có nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa, gây hỏng thận bởi trong thành phần của mì có chứa nhiều muối, các chất phụ gia.
  • Loãng xương - Mặc dù điều này không phổ biến nhưng với các thành phần trong mì thì không tránh được khả năng bị loãng xương nếu ăn nhiều.
An mi tom co the gay mat sua 2
Ăn mì tôm có thể gây mất sữa - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm nên tránh ăn khi đang cho con bú

Bên cạnh mì tôm, dưới đây là những thực phẩm mà mẹ bỉm sữa nên hạn chế để tránh mất sữa, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Măng

Măng thực phẩm không tốt cho mẹ bỉm sữa ăn quá nhiều. Trung bình, mỗi kg măng có chứa độc tố HCN - một lượng đủ lớn có thể gây ra tử vong ở 2 trẻ nhỏ. Tuy vậy, độc tố này hòa tan dễ dàng trong nước, bay hơi khi được đun sôi. Do đó, khi nấu măng, hãy mở vung để loại bỏ độc tố này.

Đồ uống chứa caffeine và cồn

Một số thức uống như trà, cà phê, soda, nước có ga… chứa nhiều thành phần cafein - chất gây kích thích ở hệ thần kinh, làm tăng sự tỉnh táo nhưng đồng thời cũng kìm hãm sự hấp thụ các chất sắt từ thực phẩm. Vì thế, nếu đang cho con bú mà sử dụng một lượng lớn các loại thức uống có chứa cafein mỗi ngày, thành phần caffein có thể sẽ ngấm vào sữa và truyền cho trẻ. Việc hấp thụ quá nhiều caffein vào cơ thể trẻ khiến trẻ cáu kỉnh, bị kích ứng, quấy khóc, mất ngủ.

Viec hap thu qua nhieu caffein vao co the tre khien tre cau kinh 3
Việc hấp thụ quá nhiều caffein vào cơ thể trẻ khiến trẻ cáu kỉnh - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm nhiều chất béo và đường

Những thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo, đặc biệt là socola nên hạn chế ăn khi đang ở cữ hoặc đang cho con bú bởi chúng khiến mẹ tăng cân và có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa ở sản phụ: tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sau này.

Thức ăn chiên rán

Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được xếp vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại chứa ít chất dinh dưỡng cần thiết khác. Dầu mỡ không chỉ không tốt cho nguồn sữa mẹ mà cũng có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Thuc pham nhieu mo duoc xep vao danh sach cac mon an khong tot cho ba me 4
Thực phẩm nhiều mỡ được xếp vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Các món ăn vặt

Những món ăn vặt như snack, mì tôm, pizza cũng không phải là thức ăn được khuyến cáo dành cho bà mẹ đang ở cữ… Bởi thực tế, thức ăn mẹ dung nạp vào cơ thể đều được chuyển hóa tới nguồn sữa cho trẻ. Do đó, nên ăn những loại thực phẩm giúp lợi sữa, tốt cho sức khỏe thay vì thức ăn vặt, chứa ít dinh dưỡng. Ngoài ra, các thức ăn vặt như snack, khoai tây chiên hay thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân gây mất ở nhiều bà mẹ sau khi sinh.

Thực phẩm ướp lạnh

Các loại đồ ăn, thức uống được ướp lạnh … rất có hại cho sản phụ. Ngoài việc khiến cho cơ thể dễ bị yếu đi, nhiễm bệnh, những thực phẩm này thì còn ngăn việc tiết sữa. Mẹ cho con bú để ý cứ mỗi lần ban ngày ăn uống đồ lạnh thì ban đêm sữa sẽ ít hẳn, bầu ngực ít căng hơn, con bú một lát là ngực sẽ mềm nhũn liền. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên kiêng bớt kiểu ăn uống này lại, ưu tiên đồ ấm nóng sẽ tốt hơn cho hai mẹ con.

Nhóm thực phẩm mẹ bỉm sữa nên bổ sung

Tinh bột và các loại ngũ cốc nguyên hạt

Sau khi sinh, mẹ nên bổ sung các loại tinh bột: cơm, ngũ cốc, bánh mì, khoai củ, bún, bánh phở…. vào trong thực đơn ngày. Đặc biệt là gạo nếp và các loại ngũ cốc còn nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt,… đây là những thực phẩm giàu protein, vitamin, chất khoáng, chất sắt và năng lượng, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi, cho sữa nhiều.

Sau khi sinh me nen bo sung cac loai tinh bot com ngu coc 5
Sau khi sinh, mẹ nên bổ sung các loại tinh bột: cơm, ngũ cốc - Ảnh minh họa: Internet

Các loại rau củ quả

Sau sinh nên bổ sung nhiều các loại rau củ, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng, sắt,… việc cung cấp các loại protein thực vật giúp tốt cho tiêu hoá, sản phụ nhanh phục hồi, giúp lợi sữa mẹ.

Thịt bò và các loại thịt nạc

Trải qua lần vượt cạn, mẹ thường mất một lượng máu rất lớn khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Ngoài ra, vi chất sắt ở cơ thể mẹ sẽ tiết vào nguồn sữa khiến cho mẹ thường thiếu máu sau sinh. Do đó, trong thời gian cho con bú, cần bổ sung nhiều protein, vitamin B12 để giúp bồi bổ cơ thể bằng các loại thịt nạc, thịt bò…..

Trong thoi gian cho con bu can bo sung nhieu protein vitamin B12 6
Trong thời gian cho con bú, cần bổ sung nhiều protein, vitamin B12 - Ảnh minh họa: Internet

Các loại cá giàu DHA và Omega 3

Những loại cá, hải sản ít chứa thủy ngân cá ngừ, cá hồi, cá da trơn, tôm… là những loại thực phẩm lợi sữa, tốt cho bà mẹ đang cho con bú. Thêm vào đó, chúng cũng rất giàu DHA, Omega 3, giúp tăng cường giúp khỏe cho mẹ.

Trên đây là một vài thông tin trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn mì tôm được không. Dù là thức ăn nhanh, hấp dẫn, nhưng trong giai đoạn đang ở cữ, không nên ăn nhiều thực phẩm này bạn nhé.

Nước ép cà rốt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cà rốt là một trong những thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi mang lại giá trị về dinh dưỡng cao, giúp phòng ngừa được nhiều bệnh tật cũng như làm đẹp da. Trong cà rốt có chứa hàm lượng beta-carotene, chất xơ, chất chống oxy….. Vậy nước ép cà rốt có tác dụng gì? uống nước ép cà rốt có giảm cân không? Và nên uống nước ép cà rốt mấy lần một tuần?

TIN MỚI NHẤT