Phải làm gì khi thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi?

Nuôi dạy con 14/12/2020 09:40

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là tình trạng khiến các mẹ lo lắng. Lúc này, các mẹ cần quan sát thật kỹ xem rốn con có biểu hiện gì bất thường để có biện pháp điều trị.

Nội dung bài viết

Rốn của trẻ sơ sinh thường rụng sau khoảng thời gian từ 7-10 ngày sau sinh và trong vài ngày tiếp theo sẽ liền sẹo. Tuy nhiên, các mẹ cần biết cách vệ sinh rốn của bé để đảm bảo rốn bé luôn sạch sẽ, khô ráo và không có mùi lạ. Nếu thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi thì mẹ cần quan sát thật kỹ xem có phải bé bị nhiễm trùng rốn hay không. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.

Ron tre so sinh co mui hoi 1
Phải làm gì khi thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến rốn bé sơ sinh có mùi hôi

Khi em bé còn nằm trong bụng mẹ, dây rốn được xem là bộ phận trung chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Từ khi vừa mới chào đời, bé sẽ được các cô nữ hộ sinh kẹp cuống rốn để cắt dây rốn nối với mẹ. 

Trẻ sơ sinh sẽ cần thời gian từ 7-10 ngày hoặc nhiều hơn để rốn tự khô và rụng. Trong khoảng thời gian này, rốn trẻ sơ sinh giống như cánh cửa chưa đóng. Vì vậy, nếu mẹ không vệ sinh đúng cách sẽ khiến rốn bé bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể trẻ. Tình trạng nhiễm khuẩn này chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rốn có mùi hôi ở trẻ sơ sinh.

Ron tre so sinh co mui hoi 2
Nguyên nhân chính khiến rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là do nhiễm khuẩn - Ảnh minh họa: Internet

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có sao không?

Rốn trẻ sơ sinh khỏe mạnh tức là phần cuống và lỗ rốn khô, sạch, không chảy dịch. Ở một số trẻ, rốn sẽ tiết ra một ít dịch nâu đỏ trước khi rốn rụng. Dịch này có mùi lạ và mẹ không cần lo lắng thái quá vì đây là hiện tượng khá phổ biến và được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mùi hôi, dịch ra nhiều, lâu khô thì mẹ nên chú ý vì có thể rốn bé đã bị nhiễm trùng.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có thể là biểu hiện của một số bệnh dưới đây:

Nhiễm khuẩn rốn

Rốn rụng muộn, có mùi hôi kéo dài và ướt. Sau một thời gian rốn sẽ sưng tấy, sinh ra mủ. Đặc biệt, nếu tình trạng nhiễm khuẩn rốn nghiêm trọng hơn có thể khiến toàn thân sưng tấy, chướng bụng và hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Ron tre so sinh co mui hoi 3
Rốn sưng tấy, sinh mủ là biểu hiện nhiễm khuẩn rốn - Ảnh minh họa: Internet

Hoại tử rốn

Tình trạng hoại tử rốn có thể xảy ra trước hoặc rau khi rốn bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện là rốn rụng sớm, sưng đỏ rồi chuyển sang màu tím bầm, chảy nước môi, thỉnh thoảng có máu. Nếu gặp phải trường hợp này, các mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Việc điều trị muộn sẽ gây ra nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Viêm rốn

Rốn trẻ sơ sinh xuất hiện mùi hôi, kèm theo biểu hiện phù nề, mủ vàng chảy ra và lâu rụng chứng tỏ trẻ đã bị viêm rốn. Có thể trẻ sẽ bị sốt nhẹ, quấy khóc. Ở mức độ nhẹ, mẹ có thể thay băng hàng ngày, nặn vết mủ và vệ sinh rốn bằng oxy già. Tuy nhiên, nếu viêm nặng có kèm theo sốt cao thì các mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Ron tre so sinh co mui hoi 4
Viêm rốn khiến rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi - Ảnh minh họa: Internet

Viêm mạch máu rốn

Mạch máu rốn gồm các tĩnh mạch và động mạch. Đây chính là 2 con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang con. Khi trẻ ra đời, các mạch máu này cũng sẽ cần thời gian để xơ hóa rồi tiêu biến. Nếu trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ thì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong mạch máu, từ đó gây viêm nhiễm.

>>> Xem thêm:

- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt tại nhà và những dấu hiệu bất thường cần chú ý

- Rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng, mẹ có nên lo lắng?

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn rốn

Để tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn nguy hiểm cho bé, các mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày theo các bước sau:

  • Vệ sinh cuống rốn cho trẻ thường xuyên bằng oxy già, cồn i-ốt. Điều này nên được thực hiện hàng ngày, sau khi cho tắm cho trẻ.
Ron tre so sinh co mui hoi 5
Vệ sinh cuống rốn thường xuyên cho trẻ bằng oxy già - Ảnh minh họa: Internet
  • Đảm bảo nước tắm của trẻ sạch sẽ. Tốt nhất nên cho trẻ tắm nước đun sôi để nguội hoặc nước lá đun sôi để nguội.
  • Để giúp cuống rốn nhanh khô và rụng, các mẹ nhớ lau rốn cho bé thật khô ráo sau khi tắm xong.
  • Mẹ không nên băng rốn để tránh rốn chậm khô hơn.
  • Áo quần của trẻ cần được giặt sạch bằng xà phòng và phơi đủ nắng. Nếu được thì nên ủi khô trước khi cho trẻ mặc.
Ron tre so sinh co mui hoi 6
Áo quần của trẻ luôn được giặt sạch sẽ và phơi đủ nắng - Ảnh minh họa: Internet
  • Đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường khác ở rốn.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi. Mong rằng các mẹ sẽ chăm sóc rốn cho con đúng cách để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm là tình trạng phổ biến thường gặp khiến không ít mẹ thấy lo lắng. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có đờm?

TIN MỚI NHẤT