"Bản chất của trẻ em là yêu thích sự vui vẻ, sinh động và thoải mái, cả trong học tập cũng như cuộc sống." Vậy con cái ngày nay thích bố mẹ mình trông như thế nào hơn?
- Con trai 3 tuổi lấy sô cô la quên trả tiền, vào siêu thị bắt bồi thường gấp 10, câu trả lời của bà mẹ được khen ngợi
- Thai nhi có cảm thấy cô đơn khi ở trong bụng mẹ không? Và sự thật thú vị
Nếu có thể được lựa chọn, chắc có lẽ nhiều đứa trẻ sẽ chọn “bố mẹ nhà người ta”, giống như bố mẹ chúng mỗi lần phát ngôn thì câu cửa miệng đều là "con nhà người ta" vậy.
Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến hay bắt gặp đủ kiểu phụ huynh bao gồm thô bạo, nóng nảy hấp tấp và phi lý từ thông tin trên các phương tiện truyền thông:
Có những bậc phụ huynh tự quyết định và đăng ký rất nhiều lớp đào tạo cho con em mình.
Có những bậc cha mẹ sắp xếp việc học hành và để con cái họ không làm gì khác ngoài việc đọc sách hay làm bài tập.
Cũng có phụ huynh chọn trường, chọn ngành cho con mà không cho con cùng được thương lượng được tham gia quyết định.
Không khó để tưởng tượng rằng trong bầu không khí giáo dục gia đình một chiều như vậy với nhiều áp lực và bức bách, hầu hết những đứa trẻ sẽ trong mắt trong lời nói của bố mẹ chúng bất kể lúc nào cũng đều bị so sánh với "con nhà người ta". Trong kiểu không gian như vậy, tự nhiên chúng không cách nào có thể vui vẻ hạnh phúc lên được.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp giáo dục trong cuộc sống thực sẽ nói cho chúng ta biết một sự thật lạnh lùng:
Bố mẹ càng mạnh bạo thì con cái càng nổi loạn
Tất nhiên, trong quan niệm giáo dục truyền thống phần lớn cái gọi là "thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi" và "bố mẹ dù có làm gì đi nữa thì cũng đều vì tốt cho con" đã dường như ăn sâu trong tiềm thức, có thể nói từ khía cạnh về mặt đạo đức và cả về mặt ý thức đều đã tướt đoạt quyền tự chủ của con trẻ.
Điều đó có nghĩa là, dù là một đứa trẻ nổi loạn hay một đứa trẻ chỉ biết phục tùng, thì cuối cùng, chúng đều bị những ông bố bà mẹ quá đỗi nghiêm khắc của chúng kiểm soát chặt chẽ. Trong mắt của nhiều người, trông giống như những con rối bị những người biểu diễn sau hậu đài khống chế động tác.
Chỉ có quyền lựa chọn làm việc chăm chỉ, học hỏi và tiến bộ, và không có chỗ cho sự từ bỏ, mệt mỏi và trốn chạy.
Nhưng cũng không ngoại lệ gì cả, những bậc bố mẹ tước bỏ quyền lựa chọn của con cái và quen áp đặt theo ý mình thì cho rằng họ đang “nghĩ cho con mình”.
Cũng có một số bậc cha mẹ nhất quán cho rằng họ có yêu cầu cao đối với con cái và rất chú ý đến việc học hành và điểm số của con cái, đây là biểu hiện của trách nhiệm nên làm và sự sẵn sàng trả giá của họ với tư cách là bố mẹ.
Họ tin rằng chỉ thông qua sự ép buộc, giám sát và "áp lực lớn", giáo dục theo định hướng kiểm tra và đào tạo bên ngoài trường bằng mọi giá, bồi dưỡng thành một đứa trẻ ưu tú, có năng lực xuất chúng và không bị phân tâm.
Đến khi con cái có tương lai, biết ơn những hy sinh của bố mẹ và gia đình.
Những ông bố bà mẹ của nhưng đứa trẻ từ lúc mới học mầm non đã luôn bị áp đặt sắp xếp vô số lớp học, phụ đạo,... cho đến khi lên tiểu học rồi lại trung học cũng không thể nói là không vất vả.
Thật đáng tiếc là dưới kiểu "giáo dục áp lực" với những tư tưởng thực dụng ngay từ đầu này, sở thích và thế giới nội tâm của trẻ sẽ phải chịu quá nhiều ràng buộc và gông cùm.
Theo thời gian, niềm yêu thích đọc và học của trẻ sẽ tiếp tục giảm sút, tầm nhìn về tương lai cuộc sống của chúng dần bị mất đi, tình cảm với cha mẹ và gia đình cũng vì thế mà suy yếu đáng kể.
Rõ ràng, phương pháp giáo dục “áp bức” này không giúp ích gì cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ mà ngược lại, rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.
Lớn lên trong một gia đình như vậy, thái độ của con cái đối với cha mẹ đương nhiên là không còn yêu thương nhiều đến vậy nữa.
Trên thực tế, bản chất của trẻ em là yêu thích sự vui vẻ, sinh động và thoải mái, cả trong học tập cũng như cuộc sống.
Làm bố mẹ, cần phải thích ứng và thích nghi với tính cách của trẻ. Trên cơ sở dành thời gian để đồng hành cùng trẻ càng nhiều càng tốt, hãy lắng nghe những suy nghĩ và tiếng nói thực sự của trẻ, quan sát những thay đổi và vấn đề tinh tế nhất trong cảm xúc của trẻ, đồng thời dành nhiều thời gian và sự quan tâm để hòa hợp với trẻ.
Quan trọng hơn là để cho trẻ cảm thấy được vui vẻ, thả lỏng trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Có thể đánh giá, đây là cách giáo dục thực sự hợp lý và có lợi.
Có câu: “Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con cái”. Là những người lớn trong nhà gần gũi con cái nhất, những phương pháp giáo dục mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục con cái sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của con cái họ, sở thích và giá trị có ảnh hưởng rõ ràng và đáng kể.
Con cái ngày nay không thể thấy yêu thích và gắn bó với một gia đình bố mẹ chúng thô bạo, nóng nảy hay vô lú trước mặt con cái.
Họ sẽ sẵn lòng hơn khi ở bên một bậc cha mẹ có thể "nói chuyện" mà không có quá nhiều định kiến hay yêu cầu mãnh liệt gì đó, thường thả lỏng cơ thể và thoái mái lắng nghe ý kiến của con cái, và sau đó cho con cái họ những lời khuyên thích hợp ngoài việc "học hành chăm chỉ".
Trong một gia đình văn minh do bố mẹ tạo dựng nên, người lớn kiên nhẫn hơn, con cái càng thêm vui vẻ và bố mẹ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho con cái.
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sự giao tiếp, trao đổi của con cái, như vậy mối quan hệ cha mẹ - con cái càng thêm hài hòa, thân thiết.
Tin rằng đây là không khí gia đình mà những đứa trẻ đứa con ngày nay khao khát nhất, thích nhất và gắn bó nhất.
Và những bậc cha mẹ sẵn sàng cho con cái của họ không gian để phát triển tự do, khả năng theo đuổi sở thích của chúng và cơ hội lựa chọn độc lập, không bao giờ từ bỏ và sống hết mình theo đuổi. Và những bố mẹ từ đầu đến cuối đều luôn cố gắng và phấn đấu vì con cái, sẽ làm tấm gương tốt cho con cái của họ, để trẻ được lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.
Phải nói đây là kiểu không khí gia đình mà con cái và các bậc phụ huynh yêu thích nhất.