Nếu bố mẹ không là một tấm gương tốt thì có giáo dục con cái thế nào cũng là vô dụng

Nuôi dạy con 21/04/2022 13:54

Tại sao gia đình lại được gọi là trường học tốt nhất? Tin chắc rằng rất nhiều phụ huyng đều đã từng suy nghĩ qua câu hỏi này. Là vì gia đình cung cấp cho trẻ những điều kiện sống tốt nhất? Hay là vì đồng hành cùng con em “đọc vạn cuốn sách, đi xa vạn dặm”? Hay là đăng ký cho con tham gia nhiều lớp học năng khiếu để phát triển toàn diện cho trẻ?

Thực tế, giáo dục gia đình tốt nhất là lời nói và việc làm của phụ huynh làm mẫu mực làm gương cho con cái.

Rất nhiều người đều nói rằng, trên người con trẻ có ảnh hưởng của bố mẹ, điều này không chỉ từ vẻ bề ngoài, mà hơn nữa là chúng sẽ mô phỏng động tác của bố mẹ y như đúc. Có nhiều lúc, hành vi của bố mẹ đều sẽ in sâu vào trong tâm trí của trẻ, và cuối cùng là ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Nếu bố mẹ không là một tấm gương tốt thì có giáo dục con cái thế nào cũng là vô dụng - Ảnh 1

1. Bố mẹ không làm được thì làm sao lại yêu cầu con cái phải làm được?

Rất nhiều người từ nhỏ, có thể đều từng nghĩ thầm trong lòng về bố mẹ rằng: “Bố/mẹ muốn con làm, vậy sao không tự bố mẹ đi làm đi?”. Suy nghĩ này có vẻ khá trẻ con nhưng lại là mấu chốt của vấn đề.

Mỗi bậc cha mẹ đều đối với con mình có những kỳ vọng vô hạn, và muốn dành tất cả những gì có thể để cung cấp cho chúng những điều tốt nhất, đăng kí cho chúng nhiều lớp khác và các khóa học khác nhau. Nhưng trong lúc phụ huynh gắng hết sức để bồi dưỡng cho trẻ, thì lại quên bản thân mình thường bỏ bê việc bồi dưỡng chính mình.

Hành vi của bố mẹ là biểu đạt trực tiếp nhất suy nghĩ của chính họ, nếu bố mẹ thật sự tin tưởng điều gì đó, con cái sẽ nhận biết thông qua biểu đạt của họ đang trực tiếp nói cho chúng biết. Một người bố hay mẹ bảo với con mình rằng đọc sách là vô cùng quan trọng nhưng bản thân họ lại chỉ suốt ngày chơi mạt chược và xem phim truyền hình, như vậy thì không thuyết phục được con mình.

Cũng có nhiều bậc cha mẹ thường xuyên bảo con chăm chỉ đọc sách nhưng họ ở nhà không bao giờ đọc; thấy con bấm điện thoại lại bắt đầu thấy bực tức và la rầy chúng, trong khi bản thân mình cũng đang không ngừng nghịch điện thoại. Bảo con rằng không được nói xấu sau lưng người khác phải tử tế, nhưng bản thân lại luôn thích ngồi lê đôi mách chuyện người khác.

Nếu cha mẹ không là tấm gương tốt, sức mạnh và hiệu quả của giáo dục sẽ bị giảm sút rất nhiều.

2. Bố mẹ là người như thế nào, so với việc con cái làm gì càng quan trọng hơn?

Lúc con còn nhỏ, đối với thế giới này vẫn chưa có khái niệm đúng sai, và lời nói và hành động của bố mẹ chính là chuẩn mực của chúng. Con cái sẽ không ngừng noi theo bố mẹ, từ tư cách phẩm chất đến cách làm việc, theo thời gian sẽ được nội tâm hóa thành tính cách và thói quen của chúng, sẽ đi cùng con suốt cuộc đời.

Khi con cái lớn lên, dù có phân biệt được đúng sai, nhưng trong hầu hết các trường hợp, trẻ cũng khó thoát được những ảnh hưởng lâu dài đến tích cách và thoái quen như thế này. Cuối cùng vẫn là giống dáng vẻ của bố mẹ.

Sự trưởng thành của một đứa trẻ là một quá trình không thể đảo ngược lại, bố mẹ nên coi trọng vai trò làm gương của mình cho con cái, nghiêm khắc với bản thân, biết cách học hỏi và phản ánh, sửa chữa những thói hư tật xấu, làm gương cho con.

3. Bố mẹ trước khi yêu cầu làm cái gì, thì bản thân hãy làm tốt trước đã

Giáo dục là một quá trình tế nhị và thầm lặng, làm cha mẹ không có nghĩa là từ bỏ bản thân và dồn hết tâm sức cho con.

Tấm gương tốt của cha mẹ sẽ khiến con cái suy ngẫm về lời nói và việc làm của mình bất cứ lúc nào.

Trong quá trình làm gương, cha mẹ luôn có thể tự phản ánh hành vi của mình và không ngừng điều chỉnh để đạt được mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái tốt hơn.

Có nhiều cách để giáo dục trẻ, nhưng cuối cùng, cách tốt nhất để biết bạn muốn con mình trở thành ai là chính bạn trở thành người đó.

4. Làm gương cho con bạn từ trong cuộc sống

Không phải thầy cô, mái trường để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng trẻ thơ, mà chính là bố mẹ và gia đình. Vì vậy, nếu bố mẹ muốn đóng vai trò hình mẫu và xây dựng ảnh hưởng tích cực đến con cái của họ, hãy thử những cách sau:

Chấp hành trật tự xã hội. Cha mẹ nên tuân thủ đạo đức xã hội, không trốn vé, không tự ý sang đường, không gây ồn ào nơi công cộng, chú ý đến những điều bất tiện mà lời nói và việc làm của mình có thể gây ra cho người khác. Làm được những việc này, trẻ con cũng sẽ hình thành ý thức tuân thủ quy tắc, biết tiết chế lời nói và việc làm, có tinh thần trách nhiệm.

Để hình thành tính cách tốt cho con. Cha mẹ phải trung thực và đáng tin cậy, khoan dung và độ lượng, không đánh giá người khác theo ý chủ quan, chú ý quản lý cảm xúc, chỉ khi làm được như vậy thì trẻ mới có phẩm chất tốt và nhân cách lành mạnh.

Xây dựng thói quen sống tốt. Bố mẹ nên làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, yêu thích sự sạch sẽ, trả đồ đạc về chỗ cũ khi dùng hết, làm mọi việc có kế hoạch và ngăn nắp, như vậy con cũng sẽ bắt chước làm theo, hình thành thoái quen đi theo cả đời.

Tạo không khí đọc sách tốt cho gia đình. Bố mẹ nên yêu thích đọc sách, hình thành thói quen đọc sách hoặc sắp xếp thời gian cố định để đọc sách cùng con hàng ngày, điều này có lợi cho việc rèn luyện thói quen đọc sách của trẻ cũng như việc học tập của chính cha mẹ.

Sức mạnh của những tấm gương này không phức tạp như trong sách vở mà ẩn sâu trong từng nếp sống, không tốn kém bao nhiêu nhưng đối với các con, đó là cả một khối tài sản khổng lồ.

Cha mẹ dành mọi tâm tư cho con cái, mong “thu xếp” cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực tế, giáo dục gia đình tốt nhất là làm gương tốt cho con cái và sống theo lẽ phải.

Tại sao trẻ lại giả bệnh? Cách ứng xử thông minh của cha mẹ giúp con tin tưởng cho biết ngay lí do

Từ một đứa trẻ khỏe mạnh nhưng khi nhắc đến việc đến trường hay học bài thì bỗng nhiên bị đau bụng hay đau đầu. Là bậc cha mẹ bạn có bắt gặp tình huống này ở nhà chưa? Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ đã nghi ngờ rằng đó có thể là trẻ đang giả bệnh. Trong bài viết này dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao trẻ lại sử dụng cách giả bệnh với bố mẹ và chỉ ra cách ứng xử đúng và sai của cha mẹ đối với sự việc này.

TIN MỚI NHẤT