Sự bận rộn đã khiến nhiều bố mẹ mình làm tổn thương âm thầm con cái của chính mình không hề hay biết.
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 nhanh nhất, sớm nhất
- Sự thật thông tin tỷ lệ trúng tuyển lớp 10 công lập tại Hà Nội thấp kỷ lục
Trong thời đại số hóa, tin học hóa ngày nay, chúng ta dĩ nhiên được hưởng những tiện ích mà chúng mang lại, nhưng đồng thời cũng phải chịu những "cám dỗ" chỉ có ở thời đại này.
"Sự cám dỗ" này đã được vô số người nhắc đến, và nó cũng đang hủy hoại vô số đứa trẻ ngây thơ, đó là: Nghiện game, nghiện máy tính, nghiện TV... Một khi đứa trẻ đã "nghiện", thì cuộc đời chúng chỉ có thể bị hủy hoại.
Chị Lan có một con trai 4 tuổi. Sau giờ đi học mẫu giao con trai chị luôn tìm cách xin mẹ để được sử dụng máy tính, điện thoại để chơi game, xem các video... Mặc dù không muốn con tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, nhưng đôi lúc vì công việc bận rộn, chị Lan đành đưa điện thoại cho con để được yên thân làm việc.
Nhìn con trai nhỏ mắt dán vào điện thoại, chị Lan không kiềm chế được bản thân, giật điện thoại khiến con òa khóc: "Mẹ chơi với con đi, thì con không xem nữa". Chị Lan nghẹ lời khi nhận ra, nghiện máy tính điện thoại không phải lỗi do con, mà do chính mình.
Tại sao trẻ luôn nhớ điện thoại, máy tính và TV? Lý do thực sự chỉ có một
Tại sao con trẻ luôn nghĩ về máy tính và TV? Vì sao chúng không thể ngồi yên học bài? Tại sao con cái không thể nói chuyện tử tế với cha mẹ và không chịu nghe lời góp ý của phụ huynh?
Dường như những tính xấu của trẻ đều bắt đầu từ việc xem điện thoại, máy tính và TV. Để được chơi game, chúng có thể nói dối vô số lần, đối đầu với cha mẹ và bỏ dở việc học. Thậm chí, một số trẻ còn bỏ ăn, nổi giận vô cớ để được cha mẹ cho phép chơi game, xem TV.
Tại sao trẻ lại như thế?
Thật ra nguyên nhân thực sự chỉ có một - nội tâm của trẻ trống rỗng.
Trong những giai đoạn rối ren của cuộc đời, người lớn chúng ta dễ bị nghiện Internet, nghiện game hơn. Còn đối với trẻ em, chứng nghiện đồ điện tử có thể được hình thành do trẻ không được quan tâm đầy đủ.
Trẻ em không cảm nhận được năng lượng từ cha mẹ và môi trường xung quanh, cộng với việc độ tuổi còn quá nhỏ, chúng không có cách nào hình thành được mối liên hệ nội tâm sâu sắc với các thành viên trong gia đình, giáo viên và bạn học. Lúc này, trẻ giống như một ngọn cỏ đang khát nước, nếu không có nước sạch để nuôi dưỡng, dù bạn tưới nước độc thì chúng cũng vươn mình đón lấy.
Vì nội tâm trống rỗng, nên con trẻ có xu hướng sử dụng TV, điện thoại và máy tính để lấp đầy khoảng trống này. Thế nên, cha mẹ hãy quan sát xem, liệu những đứa trẻ nghiện máy tính và TV có phải đang thiếu thốn sự đồng hành của cha mẹ? Hay chúng không có một gia đình đầm ấm, thiếu môi trường sống năng động, lành mạnh và tích cực?
Làm sao để trẻ thôi nghiện đồ điện tử?
Khi phát hiện trẻ bắt đầu học hành sa sút, thái độ vô lễ vì muốn chơi điện thoại, xem TV, cha mẹ nên áp dụng 3 "chiêu" này để giúp con "cai nghiện", cũng như lấy lại hạnh phúc vốn có của gia đình.
Đồng hành cùng con
Hãy bắt đầu hành trình "cai nghiện điện thoại" bằng cách làm mọi việc cùng con: Cùng con đọc sách, cùng con làm bài tập, cùng con đi chơi, cùng con làm việc nhà, cùng con đến lớp huấn luyện, cùng con tán gẫu...
Khi ở bên con, chúng ta sẽ nhận ra: "Thì ra con mình như thế này"… Bên cạnh đó, trẻ cũng rất vui vì có bạn đồng hành: "Lần sau, con muốn cha/mẹ tiếp tục đi cùng con!".
Khi trong lòng trẻ cảm thấy thiếu thốn, chúng sẽ chỉ tìm mọi cách để lấp đầy, chẳng hạn như xem TV, chơi game. Nhưng nếu cha mẹ khiến con cảm thấy sự đồng hành của họ "xịn" hơn những món đồ điện tử kia, thì "ngọn cỏ" mang tên con trẻ kia sẽ lại được nuôi dưỡng bằng nguồn nước sạch, chúng sẽ dần bắt đầu đào thải "nước độc".
Mang đến cho trẻ những người bạn đồng hành "chất lượng" luôn là sự tôn trọng lớn nhất đối với tuổi thơ của trẻ.
Giao kèo trước khi chơi
Lúc đầu, nếu trẻ vẫn muốn chơi game, phụ huynh hãy thực hiện một "thỏa thuận" trước khi cho phép chúng chơi.
Ví dụ, trẻ chỉ có thể chơi game sau khi hoàn thành bài tập về nhà, với điều kiện tất cả đều đúng và thành thạo; hoặc trẻ có thể chơi tối đa một vòng mỗi ngày và được phép chơi hai vòng vào cuối tuần.
Những giao kèo này nhằm để trẻ biết rằng bạn còn nhiều điều quan trọng hơn phải làm ngoài chơi game. Bạn vừa có thể nghỉ ngơi, vừa có thể rèn tính kỷ luật cho trẻ.
Chơi game "nâng cao"
Đây là điều mà nhiều bậc cha mẹ bỏ qua. Bạn không muốn con mình chơi game, vậy tại sao không cho trẻ chơi game chất lượng cao? Dù chơi hay xem phim gì thì mục đích của bậc làm cha mẹ là giúp con suy nghĩ, động não chứ không phải cứ xem một cách u mê như vậy.
Ví dụ, khi cha mẹ cho trẻ xem TV, chắc chắn chúng sẽ muốn xem những series hoạt hình dài tập, nhưng thay vì để con xem một mình, cha mẹ nên xem cùng con, sau đó cùng con thảo luận về cốt truyện, đồng thời trò chuyện với con về tam quan, EQ, hành vi, ý nghĩa sâu xa đằng sau bộ phim đó... Hoạt động này rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Nói chung, trẻ em không thể trưởng thành mà không có sự quan tâm, không những nuôi nấng, cha mẹ còn phải nuôi dưỡng tâm hồn con.
Là cha mẹ, chúng ta không nên chỉ nhìn những "thói hư tật xấu" bề ngoài của con cái, mà phải tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những thói hư tật xấu đó. Cốt lõi là phải mang đến cho trẻ sự đồng hành chất lượng và hiệu quả, biết năng khiếu của trẻ là gì để trau dồi, để trẻ khỏe mạnh cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.