Với trẻ em, giấc ngủ vô cùng quan trọng đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Nhiều phụ huynh rất lo lắng vì sao bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn đến các bạn về vấn đề này.
- Đa dạng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng không lo ngán
- Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa ho cho bé khi ngủ cấp tốc mà mẹ nên tham khảo
Nhiều phụ huynh rất quan tâm về vấn đề vì sao các bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ. Bởi lẽ, giấc ngủ đối với các bé là vô cùng quan trọng, nếu không ngủ đủ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nhắc đến điều này, không ít gia đình có con nhỏ cũng rất lo lắng vì các bé cũng gặp phải tình trạng này. Để giúp các bạn giải đáp rõ hơn, bài viết sẽ chia sẻ những nguyên nhân vì sao bé 3 tuổi thường trằn trọc khó ngủ.
Điểm danh những nguyên nhân khiến các bé 3 tuổi thường trằn trọc khó ngủ
Khó ngủ ở trẻ em là một dạng biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, có các biểu hiện khác nhau. Việc ngủ không đủ giấc, tỉnh giấc giữa đêm, trằn trọc khó ngủ ở trẻ nhỏ đặc biệt là đối với các bé 3 tuổi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe đổi với các bé. Vậy nguyên nhân gì khiến các bé bị trằn trọc khó ngủ hay vì sao trẻ ngủ hay trở mình?
- Vấn đề về kích thích thần kinh: Vì hệ thần kinh của của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như người lớn nên thường bị kích thích khi gặp các tác động từ bên ngoài môi trường như nhiệt độ phòng, ánh sáng,... khiến các bé có thể giật mình, trằn trọc hay thậm chí là quấy khóc.
- Vấn đề về thiếu dinh dưỡng ở trẻ em: Bố mẹ của các bé thường nghĩ rằng thiếu canxi chỉ gây ra bệnh còi xương. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ, làm cho dây thần kinh bị cản trở, hoạt động kém, từ đó giấc ngủ của trẻ trở nên khó khăn hơn.
- Các bệnh về đường hô hấp: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường rất yếu, đặc biệt là với các bé có sức đề kháng thấp thường có vấn đề về hệ hô hấp khi gặp các tác động từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, không khí bẩn,... Từ đó sẽ gây ra nhiều bệnh cho trẻ như ho, sổ mũi, viêm đường hô hấp làm gián đoạn giấc ngủ của các bé, đặc biệt là về rạng sáng hay nửa đêm với thời tiết se lạnh.
Trị chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Với các bé dưới 5 tuổi thì việc đảm bảo cho các bé có một giấc ngủ tốt là vô cùng quan trọng. Cho nên với các gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là các bé từ 3 tuổi trở xuống cần đáng chú ý hơn đến giấc ngủ của các bé. Các cặp bố mẹ nên làm những gì để giúp bé yêu của mình có giấc ngủ tốt hơn?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Với cái bé với 1,2 tuổi việc vận động sẽ khó khăn nên bổ sung canxi bằng các thực phẩm chứa nhiều canxi là cách làm tốt hơn cả. Với các bé 3 tuổi, các bạn có thể để cho bé vận động nhẹ nhàng ngoài trời để hấp thụ vitamin D, canxi tự nhiên để phát triển hệ xương và tăng cường chức năng dẫn truyền hệ thần kinh. Như vậy, bé sẽ có thể ngủ ngon hơn sau một ngày hoạt động vui vẻ và thoải mái.
Tránh các tác động có hại đến giấc ngủ của bé
Bạn cần chú ý đến các tác động hàng ngày gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ví dụ như vệ sinh môi trường sinh hoạt của bé sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với không khí bẩn hay bật điều hòa với nhiệt độ quá lớn hoặc quá nhỏ trong phòng của bé. Tránh những tiếng ồn lớn, những tác động mạnh đến hệ thần kinh của bé giúp con của các bạn có giấc ngủ tốt hơn.
Xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt khoa học với bé
Bạn cần chú ý đến giấc ngủ của các bé như buổi trưa không nên cho bé ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch của trẻ. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, nếu cho trẻ ngủ khoảng 30 phút buổi trưa sẽ tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra cũng cần chú ý không cho bé ngủ sau 5 hay 6h. Nếu ngủ vào thời gian này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ chính của các bé vào buổi tối, khiến trẻ trằn trọc không yên. Nên tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé hàng ngày.
Gần gũi với bé trước khi ngủ mỗi ngày
Trước khi ngủ, các bạn có thể trò chuyện, hát ru, kể chuyện nhẹ nhàng cho các bé, tạo cảm giác an toàn cho bé sẽ giúp tâm lý của bế tốt hơn và giấc ngủ được sâu hơn. Nếu tạo được các thói quen này hàng ngày thì chắc chắn bé yêu của các bạn sẽ không còn trằn trọc hay quấy khóc khi ngủ nữa, nhất là vào ban đêm.
Việc khó ngủ của các bé đều khiến cha mẹ lo lắng vậy nên các cặp bố mẹ cần chú ý đến các tác nhân nhỏ nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ của của các bé. Qua đây, chắc hẳn các bạn cũng hiểu rõ hơn vì sao các bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ. Mong rằng những thông tin này có thể giúp các bạn bảo vệ giấc ngủ bé yêu của mình tốt hơn.