Trẻ cần được biết về kỷ luật, tự giác từ sớm. Một số phương pháp sau sẽ giúp con nghe lời mà không cần sử dụng tới đòn roi.
- 6 kiểu người bố thường gặp trong cuộc sống, gây ảnh hưởng xấu đến tính cách và cuộc đời của trẻ
- 5 dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con bị tăng động giảm chú ý và những điều nên làm
Ngày nay, phương pháp giáo dục bằng đòn roi không được ủng hộ mạnh mẽ như trước đây. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cha mẹ đánh mắng con cái sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh và gây tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ vẫn cần phải hiểu được tính kỷ luật trong gia đình, cuộc sống. Khi làm chưa đúng, con cần được bố mẹ chỉ dạy, giải thích lý do và cố gắng không tái phạm ở những lần sau. Thay vì đánh mắng, sử dụng đòn roi, ba mẹ có thể thực hiện 5 cách sau sẽ khiến trẻ ngoan ngoãn vâng lời.
1. Sử dụng phương pháp "hết giờ"
Trẻ cần được dạy để hiểu rằng nên sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Mỗi người đều có 24h một ngày và việc sử dụng sao cho chất lượng cực kỳ quan trọng. Với trẻ nhỏ, sau giờ học bài trên lớp, con có thể được "thưởng" từ vài chục phút đến nửa tiếng nghe nhạc, xem phim, chơi game... hay làm điều gì mà bé yêu thích.
Tuy nhiên, thời gian này cần được kiểm soát. Đó là lý do ba mẹ nên biết đến phương pháp cài đặt thời gian chờ. Cho bé biết đây chính là khoảng thời gian con được làm việc riêng và khi khung giờ kết thúc, con cần chuyển sang hoạt động khác.
Bé có thể sẽ không thích việc phải học bài thay vì xem tivi, thế nhưng phương pháp dạy con không đòn roi này có tính kỷ luật hiệu quả cao hơn là cha mẹ la lối và quát mắng om sòm rằng con phải tắt tivi ngay vì đã hết giờ. Hình thức này cũng cảnh cáo ngầm với trẻ rằng con sẽ bị phạt nếu hết thời gian chờ mà chưa thực hiện được yêu cầu.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp con kiềm chế tính nóng giận. Tất nhiên, cha mẹ nên bình tĩnh, giải thích để con đồng ý trước khi quyết định áp dụng nó.
2. Sẽ bị tước đi một số đặc quyền
Con sẽ bị phạt bằng cách không được đi chơi vào cuối tuần, mất một phần thưởng khi làm tốt... vì đã vi phạm quy tắc quan trọng nào đó. Điều này để trẻ hiểu cuộc sống có thưởng có phạt, nếu bé không hoàn thành đúng những gì đã quy định, con hoàn toàn có thể bị mất đi những đặc quyền tốt.
Dạy con không đòn roi bằng cách mất đặc quyền như thế này sẽ giúp trẻ có cách giải quyết vấn đề và hiểu rằng chẳng dại gì không ngoan, bởi nếu thế người thiệt thòi chỉ là chúng mà thôi. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lạm dụng, hãy đưa ra hình phạt phù hợp với lỗi mà con mắc phải, tránh khiến con cảm thấy không công bằng, thậm chí không nghe lời ba mẹ nữa.
3. Cho con hiểu về hệ quả
Những đứa trẻ khi chưa biết hậu quả của sự việc vừa gây ra sẽ vô tư tái phạm vào lần sau. Thi thoảng, thay vì chạy theo giải quyết hộ, cha mẹ hãy để bé tự đối mặt với những hành vi của mình. Ví dụ như nếu không làm bài tập, hôm sau con sẽ không thuộc bài, bị cô nhắc nhở. Nếu con không chia sẻ đồ chơi, sẽ chẳng có ai muốn chơi với bé lần sau đó nữa.
Hãy giải thích nhẹ nhàng, cho trẻ quyền lựa chọn thay vì ép buộc, quát mắng con phải làm theo ý người lớn. Việc này kéo dài sẽ khiến con nảy sinh tính cách nóng giận, mất bình tĩnh. Liên kết trực tiếp hậu quả với vấn đề hành vi giúp trẻ thấy rằng lựa chọn của chúng có hậu quả trực tiếp.
4. Cha mẹ làm gương tốt hơn là trừng phạt con cái
Cha mẹ nên làm gương tốt hơn là chỉ trừng phạt con cái vì đây là cách giáo dục tích cực và hiệu quả hơn. Khi cha mẹ làm gương tốt, con cái của họ sẽ được học cách hành xử đúng đắn và tôn trọng người khác một cách tự nhiên.
Ngoài ra, khi cha mẹ làm gương tốt, con cái sẽ nhận thức được giá trị của các phẩm chất đạo đức và cách thức hành xử đúng đắn trong cuộc sống. Trẻ sẽ học cách giữ lời hứa, tôn trọng người khác, đối xử công bằng, học cách giải quyết xung đột một cách bình đẳng và hòa nhã.
Trong khi đó, việc chỉ trừng phạt con cái khi chúng mắc sai lầm có thể làm cho trẻ sợ hãi và căng thẳng, thậm chí khiến trẻ cảm thấy bất an và muốn trốn tránh. Điều này có thể không giúp cho trẻ học được cách hành xử đúng đắn một cách tự nhiên và tích cực, mà chỉ làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi, không tin tưởng vào cha mẹ.
5. Kiên định trong mọi lần kỉ luật
Hãy lấy đi hoặc ngăn cấm trẻ sử dụng một món đồ nào đó nếu trẻ cư xử chưa đúng hoặc chưa nghe lời. Các bậc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn các hậu quả và hình phạt cho trẻ. Dù đó là hình thức gì, hãy đảm bảo thực hiện kiên định các hình phạt và hậu quả đã lựa chọn.
Thiếu kiên định là một sai lầm thường gặp khác ở các bậc phụ huynh khi họ đặt ra hậu quả cho hành vi chưa ngoan của trẻ. Coleman viết: “Khi hình phạt ở nhà được áp dụng một cách thiếu kiên định, trẻ sẽ có cảm giác bất ổn. Và hình phạt thiếu kiên định và quá nghiêm khắc sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an”.
Sự thiếu kiên định của bố mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác bất an và lo lắng thay vì rút ra được bài học kinh nghiệm như mong muốn của bố mẹ.