Hội chứng đêm thứ hai: Những điều người mới làm mẹ cần biết

Nuôi dạy con 19/10/2017 05:00

Trải qua 24 giờ đầu tiên mất ngủ và kiệt sức cùng con yêu không phải là điều duy nhất các bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần đón nhận.

Lần đầu làm cha mẹ, bạn hẳn đã đọc về những điều chào đón bạn khi con yêu ra đời. Mệt mỏi và mất ngủ được nhắc đến, nhưng điều có thể khiến bạn ngạc nhiên là không phải cứ vượt qua được 24h đầu tiền thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng.

Cha mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần cho đêm thứ hai có thể cũng khủng khiếp như đêm đầu tiên.

Mặc dù hội chứng đêm thứ hai không phải là bệnh, nhưng cũng là mối quan tâm của các bậc cha mẹ cũng như bác sĩ nhi khoa. Và đây là những điều bạn cần biết về vấn đề này.

1. Ba triệu chứng của hội chứng đêm thứ hai

- Con muốn bú cả đêm

Vào đêm thứ hai, con của bạn có thể muốn được cho bú suốt cả đêm. Bú lắt lắt thường xảy ra vào thời gian này. Con có thể ngủ vài phút lúc vừa bú xong và sau đó lại thức dậy ngay khi bạn cố gắng đặt con vào trong nôi.

- Con 'quấy' hơn so với đêm đầu tiên

Mặc dù trong đêm đầu tiên, hầu hết các bé sơ sinh đều không "dễ tính", bạn có thể ngạc nhiên khi chúng bắt đầu khóc liên tục vào đêm thứ hai. Sự thay đổi tâm trạng và tính khí không nhất thiết xảy ra khi có điều gì đó sai; nó có thể chỉ mang ý nghĩa là con đang điểu chỉnh để phù hợp với môi trường mới lạ.

- Con 'từ chối' ở bên bạn

Hãy suy nghĩ về điều này: Con đã được ấm áp và an toàn trong tử cung suốt 9 tháng, rồi sau đó đột nhiên bị đẩy vào thế giới với những cảm giác hoàn toàn mới. Đó là lý do tại sao con có thể trải qua một đêm thứ hai khó khăn, khóc lóc hoặc nhút nhát khi bạn cố gắng nằm xuống cạnh con.

Hội chứng đêm thứ hai: Những điều người mới làm mẹ cần biết - Ảnh 1
Đêm thứ hai, mọi thứ có thể còn khiến bạn áp lực hơn đêm đầu tiên.


2. Lời khuyên cho bố mẹ đồng hành cùng con trong đêm thứ hai

- Cho bé bú

Hãy cho bé bú khi con bắt đầu cáu kỉnh, tuy nhiên không nên cố định tay bé trong tã quấn hay quần. Thay vào đó, bạn nên để tay bé được thoải mái cử động bởi việc con dùng tay chạm vào bầu ngực mẹ cũng khiến con bình tĩnh hơn, và thậm chí có thể kích thích gọi sữa mẹ về.

- Yêu cầu trợ giúp

Trên hành trình nuôi con này, bạn không cần phải đi một mình. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người bạn đời, người đáng tin cậy hoặc bác sĩ để vượt qua đêm thứ hai. Chỉ cần có thể chia sẻ được những nghi ngờ và nỗi sợ hãi của mình, bạn sẽ thấy bớt khó khăn.

- Tin vào bản năng làm mẹ

Khi cảm thấy có điều gì không ổn, hãy tin vào bản năng của mình. Chẳng hạn như, em bé khóc khi bú mẹ, có thể sữa chảy ra ít, không đáp ứng nhu cầu của bé. Lúc đó, hãy massage ngực hoặc chườm ấm trước khi cho bé bú.

- Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo

Với bản năng của người mẹ, đi kèm với các kiến thức phù hợp, bạn có thể phát hiện dấu hiệu cảnh báo. Ví dụ như khi trẻ khóc quá mức, buồn ngủ, giảm cân, vàng da...

- Thư giãn

Hít thở và tự nhắc mình về những điều tốt đẹp. Đừng chỉ nghĩ đến những mất mát mà bạn phải đón nhận. Nó chỉ khiến cho tâm trạng của bạn đi xuống mà thôi.

- Trau dồi kỹ năng

Các kỹ năng chăm sóc em bé có thể không đến ngay trong những ngày đầu mới làm cha mẹ nhưng hãy cố gắng phát huy hết khả năng của mình. Nuôi con cũng cần sự sáng tạo, miễn là đảm bảo an toàn. Vì thế, khi bé khóc, bạn có thể hát cho bé nghe, mở máy tạo tiếng ồn white noise, để bé ngậm ti giả hoặc thậm chí là bật máy sấy tóc... Bé có thể đặc biệt thích một trong số các cách trên.

Mẹo chăm sóc giúp trẻ sơ sinh hết bị trớ sữa

Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa đó là do bé nuốt phải quá nhiều khí khi bú dẫn đến đầy hơi và nôn trớ.

TIN MỚI NHẤT