Bụng bầu 5 tháng to như thế nào, các mẹ đã biết chưa? Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của mẹ bầu về sự thay đổi tuyệt vời của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ này nhé!
- Mưa nắng thất thường, bệnh có thể gây dị tật thai nhi gia tăng, BS chỉ cách phòng đơn giản
- Mẹ bầu nhất định phải nắm 4 mốc siêu âm sau để phát hiện 7 dị tật nghiêm trọng của thai nhi
Bước qua tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của mẹ bầu có nhiều thay đổi rõ rệt, cụ thể là tử cung to hơn, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy, từ lúc này rất nhiều mẹ thắc mắc bụng bầu 5 tháng to như thế nào? Điều này tỉ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi 5 tháng tuổi, các mẹ nhé!
Nhiều mẹ kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng vào tháng thứ 5 của thai kỳ vì lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi bên trong. Các mẹ yên tâm nhé, việc này sẽ không ảnh hưởng đến em bé lắm nếu sức khỏe thai kỳ của mẹ bình thường.
Em bé sẽ được bảo vệ trong nước ối và cổ tử cung mà tinh trùng khó có thể lọt vào được. Nếu quan hệ tình dục đúng cách còn mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho mẹ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… do việc mang thai gây ra.
Giai đoạn này, nhiều bà bầu buồn phiền vì bắt đầu xuất hiện các vết rạn da trên vùng bụng, màu hồng nhạt, vàng nhạt, trắng hoặc màu tím nhạt. Để điều trị rạn da, bà bầu có thể dùng dầu dừa, kem trị rạn… massage lên vùng da bị rạn, tốt nhất nên dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho mẹ không bị kích ứng da và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Đầu tiên, mọi người đều nhận thấy sự thay đổi ở mẹ bầu, khác hẳn với 4 tháng trước, lúc này mẹ ra dáng một bà bầu thực thụ rồi đấy! Nhìn tổng quan các mẹ bầu đều có những biểu hiện này:
- Bụng và ngực to hơn. Da mặt, quầng vú, âm hộ vẫn sẫm màu hơn. Ngực bắt đầu tiết ra sữa non, da bụng, đùi bắt đầu xuất hiện các vết rạn nhỏ.
- Do khớp và dây chằng giãn ra nên bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi cơ bắp.
- Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón.
- Tăng dịch tiết âm đạo.
- Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều hơn trước.
- Giai đoạn này cơ thể bắt đầu tăng cân nhanh chóng dẫn đến việc di chuyển của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn.
- Sự lớn lên của bé sẽ làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước một cách nhanh chóng, tử cung to hơn sẽ chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thậm chí là thận nên sẽ gây khó thở cho các mẹ bầu.
- Bà bầu bắt đầu cảm nhận thai máy và mẹ sẽ thường xuyên nhận thấy được rõ các hoạt động của thai nhi, qua những lần va chạm vào thành bụng mẹ, bé còn biết xoay người, cử động tay, nhào lộn…như vậy là bạn đã biết thai nhi 5 tháng tuổi đã biết đạp chưa rồi đấy!
Lúc này thai nhi 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, cân nặng của mẹ và thai nhi bắt đầu tăng. Mẹ bầu thường dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai, riêng với song thai thường ở mức 16-20 kg. Những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg, trong trường hợp bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg.
Việc thừa cân, thiếu cân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh đẻ vì nếu mẹ bầu tăng cân ít thì thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển và có khả năng sinh non. Ngược lại, tăng cân quá mức quy định thì có thể bị nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, thai quá to thì không thể sinh thường tự nhiên được.
Thứ hai là sự thay đổi của thai nhi trong tử cung, bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, giai đoạn tháng thứ 5 cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các giác quan cũng như các bộ phận khác trong cơ thể bé. Cụ thể là:
- Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác.
- Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
- Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện.
- Cân nặng thai nhi lên đều và được bao phủ bởi lớp mỡ trắng mỏng giúp bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn.
- Phản xạ nuốt tốt hơn nhằm tập luyện cho hệ tiêu hóa phát triển.
- Cử động mạnh: bắt đầu từ tháng thứ 5 đến lúc sinh, thai nhi sẽ máy thường xuyên và thỉnh thoảng đạp mạnh.
Ăn gì tốt cho thai nhi 5 tháng?
Thai nhi phát triển mạnh thì đòi hỏi được nạp nhiều dưỡng chất hơn cho các tế bào lớn lên và hoàn thiện. Mẹ bầu cần tham khảo ăn gì tốt cho thai nhi 5 tháng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu lớn lên mỗi ngày nhé!
Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và nhiều khoáng chất, uống nhiều nước để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và em bé.
Tránh các món ăn không tốt cho cả mẹ và bé như thức ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá chua hoặc quá mặn để không bị bị tiểu đường, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Chất béo
Dù chất béo được biết tới là không tốt cho mẹ bầu khi sử dụng quá nhiều nhưng đó cũng là một trong những chất thiết yếu cho bé phát triển của não bộ, mắt cũng như hệ thần kinh. Mẹ nên chọn lọc chất béo lành mạnh đưa vào cơ thể như chất béo không no và axit béo Omega-3, thường có trong cá hồi, cá trích, cá mòi, đậu nành, óc chó…mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ vừa đủ.
Vitamin và các khoáng chất
Canxi và sắt là quan trọng nhất cho bé phát triển toàn diện về hệ xương. Mẹ bầu sẽ cần có ít nhất là 1.000 miligam Canxi và 27 miligam Sắt mỗi ngày trong thực phẩm hay chất bổ sung. Để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể thì ngoài bổ sung các thức ăn có chứa các chất này thì mẹ bầu nên uống kèm sữa bầu và 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể cân bằng.
Chất đạm
Giai đoạn này, nhu cầu về đạm tăng cao, mẹ cần bổ sung protein giúp tái tạo mô mới cho bé để phát triển, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung khoảng 75gram đến 100gram protein mỗi ngày, lúc này cân nặng của khoảng 573g và dài 33cm. Một số loại thực phẩm chưa protein bao gồm thịt, trứng, thịt gia cầm, sữa và thịt lợn. đậu nành, đậu xanh, phô mai, đậu hũ…
Carbonhydrate
Carbohydrate cung cấp năng lượng cho mẹ và bé suốt quá trình thai nghén, không chỉ riêng tháng thứ 5 mà dưỡng chất này cần được hấp thụ mỗi ngày, thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây hay rau xanh thay vì ăn bánh ngọt. Ngoài carbohydrate, các thực phẩm kể trên còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp hạn chế táo bón cho mẹ bầu.
Nhìn chung, bước vào thai kỳ tháng thứ 5 thì ai cũng nhìn rõ bụng bầu 5 tháng to như thế nào. Điều này cho thấy mức độ to lên của em bé trong bụng mẹ. Mẹ cần bổ sung lượng thức ăn gấp đôi so với trước đó để đảm bảo cung cấp thêm 340 calo mỗi ngày. Thực phẩm từ rau xanh như củ cải đường, cà chua, cà rốt, ngũ cốc, các loại đậu và nhất là trái cây tươi như lê, nho, cam, kiwi, táo, chuối chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho mẹ và bé.