Dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng có dễ nhận biết hay không?

Nuôi dạy con 20/05/2020 11:38

Dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng trước khi đến bệnh viện kiểm tra rất dễ nhận biết bằng cách quan sát và cảm nhận những thay đổi trong cơ thể của người mẹ.

Nhiều cặp vợ chồng mong ngóng có con thường băn khoăn về vấn đề dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng sẽ biểu hiện như thế nào, và cách nhận biết ra sao để kịp thời có sự chuẩn bị. Chính vì thế để giải đáp cho những thắc mắc này, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và lưu lại những thông tin bổ ích dưới đây nhé!

dau hieu trung da gap tinh trung
Dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng 
  1. Tìm hiểu quá trình thụ thai

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ quá trình thụ thai diễn ra như thế nào. Đó là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng gặp nhau dẫn đến quá trình thụ thai và hình thành nên phôi thai. Theo chu kỳ mỗi tháng buồng trứng ở nữ giới sẽ rụng khoảng từ 1- 3 quả trứng một lần.

Sau khi rụng trứng phải đi qua ống dẫn trứng để đến tử cung. Khả năng sống của trứng chỉ có 24 giờ để gặp tinh trùng và thụ thai nếu không sẽ diễn ra quá trình thoái hoá, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt.

Cách tính ngày rụng trứng là sau 14 ngày kể từ ngày phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên tính từ chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Tuy nhiên cách tính này cần phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt đều, không bị rối loạn. Như vậy cơ hội thụ thai thành công diễn ra trong 12 -24 giờ kể từ ngày trứng rụng.

dau hieu trung da gap tinh trung
Tìm hiểu quá trình thụ thai

Sau quan hệ, tinh trùng trong âm đạo sẽ có khả năng sống sót trong vòng từ 2 -3 ngày, bắt đầu cuộc hành trình bơi ngược đến ống dẫn trứng để thụ tinh, phải vượt qua rất nhiều rào cản tự nhiên trong cơ thể phụ nữ.

Chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất xâm nhập vào được bên trong trứng, sau đó một chất dịch nhầy tiết ra từ lớp vỏ trứng ngăn chặn không cho bất kỳ tinh trùng nào khác xâm nhập nữa. Tinh trùng thành công gặp trứng sẽ kết hợp tạo thành hợp tử lúc này quá trình thụ thai diễn ra thành công.

  1. Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?

Sau khi hoàn thành chặng đường gian nan gặp trứng thụ tinh thành công thì trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Câu trả lời chính là 3 – 4 ngày, lúc đó trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình bám vào niêm mạc tử cung, các tế bào tiếp tục phân chia và phát triển để hình thành thai nhi trong bụng mẹ. Như vậy sau quan hệ khoảng từ 7 – 10 ngày là có thể nhận biết được mình đã mang thai hay chưa.

dau hieu trung da gap tinh trung
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?
  1. Dấu hiệu nhận biết trứng đã gặp tinh trùng

Nhiều chị em mang thai lần đầu vẫn chưa có kinh nghiệm, khó khăn trong việc tính toán khả năng mang thai thì cách nhận biết tinh trùng vào cơ thể thông qua những biểu hiện dưới đây sẽ giúp chị em “test nhanh” xem có đúng với thể trạng của mình lúc này hay không!

Chậm kinh: Một dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng dễ nhận biết nhất chính là bị chậm kinh. Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều thì dễ dàng kiểm tra bằng cách tính ngày kinh của mình vào tháng trước sau đó so sánh lại với tháng này, thường trễ kinh hơn một tuần trở lên có thể là dấu hiệu của việc thụ thai thành công.

dau hieu trung da gap tinh trung
Dựa vào ngày chậm kinh là một trong các dấu hiệu nhận biết trứng gặp tinh trùng

Ra máu báo thai: Ra máu bào thai hay còn gọi là “máu báo”. Thông thường từ 7 đến 10 ngày sau khi quan hệ phôi thai làm tổ thành công sẽ dẫn đến hiện tượng thành niêm mạc tử cung bị tổn thương gây ra tình trạng xuất huyết.

Lúc đó ở vùng kín sẽ xuất hiện một chút dịch màu hồng nhạt hoặc nâu đen, nhạt hơn màu máu kinh và dễ gây nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt nếu không chú ý kỹ, thường xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng 1 – 2 ngày. Kèm theo đó là hiện tượng đau nhẹ bụng dưới, trong người có cảm giác khó chịu.

Tăng tần suất đi vệ sinh: Do lượng hormone hCG tăng cao kèm theo đó thành tử cung phát triển gây chèn ép bàng quang. Lúc này nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.

Người mệt mỏi: Một hiện tượng chứng tỏ thụ thai thành công chính là cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, nguyên nhân chính là do hormone progesterone tiết ra trong quá trình mang thai. Và hiện tượng mệt mỏi sẽ giảm dần sau ba tháng của thai kỳ.

dau hieu trung da gap tinh trung
Các hormone tiết ra khi mang thai khiến cơ thể mệt mỏi

Đau tức ngực: Không chỉ gặp hiện tượng nhức mỏi mà khi mang thai chị em còn có cảm giác đau tức, căng ngực do trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh làm tăng nồng độ hormone.

Nhũ hoa thay đổi màu sắc: Quan sát những thay đổi của vùng ngực cũng là cách nhận biết mình có mang thai hay không. Cụ thể nhũ hoa có màu sắc sẫm hơn bình thường, bầu ngực xuất hiện gân xanh.

Xuất hiện cơn nóng bất chợt: Dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng thành công sẽ xảy ra hiện tượng đột nhiên xuất hiện những cơn nóng bừng, ra nhiều mồ hôi có thể kèm theo cơn đau tức ngực hoặc có hiện tượng chuột rút thường kéo dài khoảng gần một tiếng là hết.

Dịch nhầy ở cổ tử cung: Do bào thai bám vào khiến thành tử cung bị sưng lên, lúc này nồng độ progesterone tăng cao khiến lượng máu đổ dồn về khu vực này làm cho cổ tử cung mở rộng hơn bình thường tạo ra chất nhầy. Khi đó dẫn đến hiện tượng khí hư màu hồng hoặc nâu chảy ra ở âm đạo.

Ốm nghén, thèm ăn: Sau khi thụ thai thành công sẽ dẫn đến những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh đặc biệt là mùi vị.

dau hieu trung da gap tinh trung
Ốm nghén thèm ăn nghĩa là bạn đã rơi vào tuần thứ 2 của thai kỳ

Có những mùi đôi khi rất bình thường nhưng đối với mẹ bầu ngửi phải sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn, chán ghét. Hiện tượng này được gọi là ốm nghén. Bên cạnh đó sẽ có cảm giác nhanh đói, thèm ăn, thói quen sinh hoạt ngày thường cũng bị thay đổi từ tuần thứ 2 của thai kỳ.

Ngủ nhiều: Nếu có cảm giác thèm ngủ kể cả ban ngày hay ban đêm đây cũng có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai. Vì khi đó cơ thể có xu hướng ngủ để bù lại phần năng lượng đã hao hụt.

Khó thở: Nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng khó thở, hụt hơi thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguyên nhân do cơ thể lúc này vẫn chưa thích ứng được với sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Hiện tượng này sẽ giảm đi khi mẹ bầu dần thích nghi được với sự thay đổi đột ngột của hormone.

Que thử thai: Dùng que thử thai là cách đơn giản nhất để nhận biết liệu mình đã mang thai hay chưa. Lưu ý khi dùng que thử thai nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng và chọn những loại que tốt sẽ cho ra kết quả chính xác hơn. Sau khoảng 10 ngày quan hệ chị em có thể dùng que thử thai để kiểm tra. Tuy nhiên tùy theo thể trạng có thể kết quả 2 vạch sẽ chưa rõ ràng. Cho nên bạn có thể thử lại một lần nữa vào khoảng 7 ngày sau lần thử đầu tiên.

dau hieu trung da gap tinh trung
Sử dụng que thử thai để kiểm tra trứng đã gặp tinh trùng chưa?
  1. Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Khi có những biểu hiện trên, nghi ngờ mình đã có thai chị em nên quan tâm nhiều đến sức khỏe, tránh làm việc quá sức và vận động mạnh, thay đổi thói quen ăn uống, không sử dụng chất kích thích và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Vì thời gian này nếu đã thụ thai thành công thì thai nhi chỉ vừa mới hình thành, khá yếu cần tránh những ảnh hưởng xấu có thể ảnh hưởng đến bé. Cuối cùng nên đến gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất và có được những hướng dẫn của chuyên gia uy tín.

dau hieu trung da gap tinh trung
Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Với những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng dễ nhận biết hy vọng chị em có thể tham khảo và tự kiểm tra tại nhà. Bởi vì tuần đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng nên chị em đang mong mỏi làm mẹ cần trang bị kỹ kiến thức và lưu ý đến thể trạng cơ thể của mình trong những ngày này nhé.

Bà bầu ăn cá chép trong thai kỳ liệu có tốt không?

Bà bầu ăn cá chép và những lợi ích cực kỳ tốt trong thai kỳ mà cả nhà nên biết.

TIN MỚI NHẤT