Hiện tượng co thắt tử cung khi mang thai thường xuất hiện vào những tháng cuối, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và bé.
- Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung giúp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội sinh con
- Sảy thai tự nhiên khi thai chưa vào tử cung là gì?
Nội dung bài viết
- Hiện tượng co thắt tử cung khi mang thai là gì?
- Các cơn co thắt tử cung khi mới mang thai
- Các cơn co thắt từ giai đoạn giữa thai kỳ
- Co thắt khi quan hệ tình dục
- Co thắt khi gần đến ngày sinh
Co thắt tử cung khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu và các mẹ cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này bởi đó có thể là những dấu hiệu bất thường cảnh báo sự nguy hiểm đang rình rập thai nhi. Các cơn co thắt tử cung thường xuất hiện trước quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, co thắt tử cung trước ngày dự sinh không phải lúc nào cũng là bé đang muốn chui ra. Có nhiều dạng co thắt tử cung khác nhau và phụ thuộc vào từng thời điểm trong thai kỳ để xem xét mức độ nguy hiểm của nó.
Hiện tượng co thắt tử cung khi mang thai là gì?
Co thắt tử cung là hiện tượng các dây chằng tại tử cung bị kéo căng ra, dẫn tới hiện tượng co bóp mạnh. Tình trạng co bóp tử cung khi mang thai 3 tháng đầu thường không kéo dài và không khiến mẹ đau đớn. Tuy nhiên, co thắt tử cung ở những tháng cuối thai kỳ lại có thể là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Các cơn co thắt tử cung khi mới mang thai
Bạn có thể gặp phải hiện tượng co thắt tử cung 3 tháng đầu, khi cơ thể đang trong quá trình thích nghi và làm quen dần dần với sự xuất hiện của em bé trong bụng. Các dây chằng tử cung giãn ra có thể dẫn đến các cơn co thắt nhẹ. Bên cạnh đó, tình trạng mất nước, chứng táo bón và ợ hơi thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng đầu cũng có thể gây co thắt tử cung.
Nếu các cơn co thắt có kèm theo các đốm xuất huyết hay đau bụng, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân. Xem liệu đó có phải là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai.
Trước khi nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ sản khoa, các mẹ cũng có thể tự kiểm tra xem liệu đó có phải cơn co thắt tử cung hay không bằng mẹo đơn giản như sau:
- Nằm xuống giường rồi đặt 1 bàn tay lên tử cung.
- Nếu thấy toàn bộ phần tử cung cứng lại khi đang co thắt thì đó có thể là một cơn co thắt tử cung thật sự.
- Còn nếu phần tử cung có chỗ mềm, chỗ cứng thì đó có thể là do thai nhi đang di chuyển trong dạ con mà thôi, không có gì đáng nguy hiểm cả.
Các cơn co thắt từ giai đoạn giữa thai kỳ
Nếu thấy cơn co thắt tử cung diễn ra sau tuần thứ 34 của thai kỳ một cách đột ngột và không thường xuyên thì đây được xem là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò này đôi khi được xem là co thắt tử cung giả, không gây cảm giác đau lắm, chỉ hơi nhói nhói, âm ỉ như đau bụng kinh. Cơn gò Braxton-Hicks thường xảy ra khi dạ con co vào, giãn ra với tần suất không đều đặn, khoảng vài lần trong ngày.
Nếu thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu sinh non thì bạn hãy thử xoa dịu chúng bằng cách uống thêm nước, tắm nước ấm, hít thở sâu theo nhịp và tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi, nếu thấy cơn co thắt diễn ra đều đặn sau khoảng 10 phút hoặc ngắn hơn. Nhưng không liên tục thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao sinh non.
Hãy thông báo cho các sĩ ngay khi bạn gặp tình trạng co thắt bất thường nào để sớm xác định được mối nguy hiểm nào cho cả mẹ và bé.
Co thắt khi quan hệ tình dục
Khi thai kỳ đang diễn ra rất bình thường, ổn định, nếu bạn đạt cực khoái khi không quan hệ hay có quan hệ tình dục thì cũng sẽ không khiến cho quá trình chuyển dạ diễn ra sớm hơn được. Việc quan hệ tình dục không hề có khả năng kích thích chuyển dạ cho dù ngày sinh của bạn đang gần đến.
Co thắt khi gần đến ngày sinh
Bạn cần chú ý thời gian kéo dài và nghỉ giữa các cơn co thắt tử cung, cụ thể là thời gian từ lúc bắt đầu 1 cơn co thắt cho đến khi bắt đầu cơn co thắt tiếp theo. Hãy xem các cơn co thắt này có diễn ra đều đặn, thường xuyên hay không, có khiến bạn đau đến mức không thể nói chuyện hay không?
Nếu cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút và tần suất 5 phút một lần thì bạn được xem như đang có dấu hiệu chuyển dạ tích cực.
Nếu cảm thấy quá khó chịu ở bụng khi bị co thắt hoặc ở quá xa bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ khuyên nhập viện sớm để tiện theo dõi. Cứ 2 tiếng đồng hồ bạn sẽ được đánh giá một lần để xác định xem bạn có phải đang trong quá trình chuyển dạ tích cực để chuẩn bị đẻ hay không.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng co thắt tử cung khi mang thai. Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích để chị em chăm sóc thai kỳ được tốt nhất!