Nguyên nhân thai vào tử cung chậm và giải pháp xử lý

Mẹ bầu 18/06/2020 10:27

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm có thể là do cơ địa hoặc do sự bất thường vòi trứng, ống dẫn trứng. Thậm chí có thể là do chửa ngoài tử cung, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.

Trên thực tế, phôi thai bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ trong khoảng 10 – 13 ngày. Chính sự di chuyển này khiến cho các chị em có hiện tượng chậm kinh từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Do đó, không phải mẹ bầu nào cũng có quy trình thời gian thai vào tử cung chính xác như trên.

nguyen nhan thai vao tu cung cham
Thai vào tử cung chậm có thể là do cơ địa

Không ít các trường hợp, thời gian thai vào tử cung mất hơn 13 ngày. Như vậy,  các chị em sẽ bị mất kinh từ 5-10 ngày. Sau khoảng thời gian này, khi mẹ đi siêu âm có thể thấy được hình ảnh của thai trong tử cung. Nhưng vẫn có trường hợp không thấy, khiến mẹ bầu lo lắng. Theo đó, nguyên nhân thai vào tử cung chậm hàng đầu, thường gặp nhất chính là chênh lệch tuổi thai từ 1 - 2 tuần so với thực tế tình hình thai nhi phát triển.

Nguyên nhân thai vào tử cung chậm

Sau khi trứng gặp tinh trùng thì sẽ vào tử cung và làm tổ vào thành tử cung. Quá trình này cần một khoảng thời gian nhất định để bám chắc, giúp thai nhi có điểm tựa. Sau này, khi đã làm tổ trong tử cung, thông qua siêu âm, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ thường tính tuổi thai dựa theo thời gian chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Đây là lý do xảy ra chênh lệch tuổi thai từ 1 - 2 tuần so với thực tế thai phát triển.

Vì vậy, có một số trường hợp khi siêu âm thai 6 tuần vẫn chưa thấy thai vào tử cung. Điều này không có gì đáng lo ngại. Bởi rất có thể là ngày rụng trứng của bạn cách xa ngày cuối cùng xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, không thể loại trừ, nguyên nhân thai vào tử cung chậm có thể là do bất thường ở ống dẫn trứng, vòi trứng hoặc thai ngoài tử cung.

Bất thường ở ống dẫn trứng, vòi trứng

Với những chị em đã từng tiến hành phẫu thuật tại vòi trứng hoặc ống dẫn trứng thì có thể để lại vết sẹo. Những vết sẹo này khiến ống dẫn trứng của mẹ bầu bị hẹp, nhỏ và gây ra một số chướng ngại vật cho hợp tử di chuyển vào tử cung. Như vậy sẽ khiến cho thai vào tử cung muộn. 

nguyen nhan thai vao tu cung cham 1
Chửa ngoài tử cung khiến cho thai không vào tử cung 

Chửa ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng rất nguy hiểm. Thai không làm tổ trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài như vòi tử cung hoặc buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Nguyên nhân là do trong quá trình di chuyển, phôi thai gặp phải một sự cản trở nào đó tại vòi trứng và ống dẫn trứng. Điều này dẫn đến phôi thai không thể di chuyển thành công vào tử cung.

Do đó, nếu thấy thời gian chậm kinh kéo dài lên đến 20 ngày, nhưng túi thai chưa nằm trong tử cung. Khả năng rất cao là bạn đã chửa ngoài tử cung. Lúc này, thai không được buồng tử cung bảo vệ. Khi thai lớn lên, túi thai sẽ vỡ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu.

Thông thường những chị em chửa ngoài tử cung sẽ có những dấu hiệu như âm đạo chảy máu bất thường, đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu… Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung, chị em hãy thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng thai. Nếu chửa ngoài tử thì hãy sớm xử trí để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm với tính mạng của người mẹ.

Cách giúp thai vào tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi thụ tinh, trứng sẽ lưu lại khoảng 48 giờ trong đoạn bóng của vòi tử cung. Chính thời điểm này trứng thụ tinh thực hiện các hoạt động phân bào. Nồng độ progesterone từ hoàng thể buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung.

Sau đó, trứng thụ tinh nhanh chóng di chuyển, vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 - 12 giờ. Như vậy, khoảng 3 đến 4 ngày, sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh đã đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó, tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng.

nguyen nhan thai vao tu cung cham 3
Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều giúp thai nhanh vào tử cung 

Để quá trình này diễn ra thuận lợi, trứng vào tử cung đúng với thời gian dự kiến thì người mẹ cần ăn uống đủ chất. Đặc biệt, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như cải xanh, cải xoăn, hạt lanh… để thúc đẩy nồng độ estrogen, cải thiện chức năng chuyển hóa và tiêu hóa. Đồng thời sử dụng thêm dầu gan cá tuyết, quả macca để thúc đẩy sự phát triển hormone lành mạnh.

Mẹ cũng hãy ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Việc này giúp cho tử cung ấm tạo điều kiện thuận lợi để thai nhi hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giúp tinh thần thoải mái, tránh lo âu căng thẳng. Bởi khi lo âu căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các hormone cản trở việc thụ thai.

Dấu hiệu thai bám vào tử cung

Khi thai vào tử cung thường xuất hiện máu báo thai. Máu báo thai có màu hồng nhạt, số lượng ít, không đỏ và đặc như kinh nguyệt. Lượng máu ra không đều đặn, thường chỉ xuất hiện trong vài giờ.

Đôi khi mẹ sẽ cảm nhận được bản thân bị chuột rút vùng bụng. Cơn đau hiện diện dưới lưng và vùng bụng dưới. Vùng ngực cũng có sự thay đổi, có hiện tượng sưng và đau. Đây là những dấu hiệu điển hình nhận biết thai đã vào tử cung.

nguyen nhan thai vao tu cung cham 4
Ra máu báo thai là dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung 

Khi thai bám vào tử cung nồng độ progesteron tăng lên. Khiến tử cung bị sưng và làm tăng lưu lượng máu ở khu vực này. Các tuyến tử cung cũng mở rộng, tăng sản xuất dịch nhầy. Hơn nữa, nhu cầu đi tiểu cũng tăng lên do những thay đổi của cơ thể nhường chỗ cho em bé.

Ngoài ra, thai vào tử cung cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn hoặc khiến mẹ dị ứng với mùi thức ăn. Bởi các hormone được tạo ra khi mang thai sẽ làm thay đổi sở thích và khẩu vị của người phụ nữ.

Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai?               

Khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai, tim thai của trẻ đã bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ, tim thai đã có rõ rệt. Bằng những kỹ thuật siêu âm hiện đại, bạn đã có thể nghe được nhịp đập tim thai.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải đến tuần thứ thứ 8 - 10 của thai kỳ mới có thể nghe thấy tim thai. Bởi phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai.

Ban đầu, trái tim phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia. Sau cùng mới hình thành trái tim có bốn buồng và van tim. Kể từ tuần thứ 20 trở đi, nhịp đập của tim thai đã trở nên mạnh mẽ. Lúc này, bạn chỉ cần ngồi im, ghé sát tai xuống bụng cũng có thể nghe được tim thai của bé yêu. Khi tim thai càng to chứng tỏ thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

>>> Xem thêm:

- Phụ nữ trứng lép nên ăn gì để dễ thụ thai?

- Giải đáp: Trong quá trình thụ thai không nên ăn gì?

nguyen nhan thai vao tu cung cham 6
Khoảng 6 tuần thai nhi đã có tim thai

Thời gian này, thai nhi phát triển rất nhanh, không chỉ có tim, các cơ quan nội tạng cũng hình thành một cách kỳ diệu. Lúc này gan của thai nhi sẽ đảm nhận nhiệm vụ tạo ra tế bào hồng cầu. Sau khi thai phát triển lớn hơn, tủy xương hình thành sẽ thực hiện vai trò này.

Mới chỉ ở tuần thứ 6, bé đã tăng gấp đôi kích thước so với tuần thai thứ 5. Nhịp tim khoảng từ 100 -160 lần/phút. Tuy nhiên, do kích thước thai nhi còn quá nhỏ nên hình ảnh siêu âm chưa thể hiện hết sự phát triển diệu kỳ của bé. Thời điểm này sức khỏe của mẹ bầu chính là tiền đề cho sự phát triển nhanh, khỏe mạnh của thai nhi.

Chính vì vậy, mẹ bầu đừng quên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của con. Đồng thời, việc đi khám thai định kỳ cũng giúp các mẹ biết được các nguyên nhân thai vào tử cung chậm, để từ đây có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Sản phụ mang thai đôi vỡ tử cung, mất con vì lý do này

5 phút chạy đua để tiến hành khám cấp cứu, đánh giá tình trạng bệnh và hội chẩn để kịp thời phẫu thuật cứu sống sản phụ mang song thai 14 tuần bị vỡ tử cung.

TIN MỚI NHẤT