Việc chăm sóc trẻ từ 1-3 tuổi cần cha mẹ đặc biệt chú trọng vì có một số thói quen cần sớm rèn cho trẻ.
- 1 thói quen ảnh hưởng rất lớn đến thành công của trẻ trong tương lai, bất kể trẻ sinh ra trong gia đình giàu có hay không
- Dù thời tiết có lạnh đến mấy cũng đừng làm 4 điều này, sẽ rất có hại cho sức khỏe của trẻ
Sau khi trẻ được 1 tuổi, cha mẹ cần thay đổi phương pháp nuôi dạy trẻ để 2 bên được thoải mái nhất. Đặc biệt, có 4 điều bạn cần chú ý khi chăm sóc trẻ từ 1-3 tuổi, nếu biết càng sớm càng có lợi cho sự phát triển của trẻ.
1. Dạy trẻ tự xúc ăn
Khi trẻ được 1 tuổi, về cơ bản chúng đã có thể tự cầm nắm nên có thể tự ăn. Lúc này, nếu cha mẹ vẫn đút trẻ ăn, điều này sẽ tạo thói quen trẻ ỷ lại, gây khó khăn trong việc đi học mẫu giáo.
Trên thực tế, có vài đứa trẻ dù đã đi học mẫu giáo, thậm chí cả tiểu học vẫn luôn ăn rất chậm, không tự xúc ăn, lúc nào cũng cần giáo viên cho ăn. Đây là điều quan trọng cần cha mẹ lưu ý.
Nếu không muốn con mình rơi vào trường hợp này, trẻ cần được cha mẹ rèn việc tự xúc ăn từ sớm. Quá trình này tuy có chút khó khăn ban đầu nhưng nếu cha mẹ kiên trì, trẻ sẽ tự giác và ăn rất ngon miệng.
Cha mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách cố định giờ ăn, ngồi trên ghế. Khi ăn, cha mẹ chuẩn bị bữa ăn phù hợp theo từng độ tuổi, để trẻ tự ăn, không can thiệp, không đặt nặng vấn đề ăn như thế nào, dù có rớt thức ăn cũng đừng lo lắng.
Ngoài ra, cha mẹ hãy đặt ra giới hạn thời gian cho trẻ ăn, hết thời gian phải dừng lại, để trẻ biết rằng ăn uống cũng có thời gian quy định, không phải trẻ có thể ăn bất cứ lúc nào theo ý muốn. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên để trẻ có cảm giác đói bụng trước bữa ăn để chúng thích thú và ăn ngon miệng hơn.
2. Dạy trẻ tự đi vệ sinh
Khi trẻ được 2 tuổi, đó là thời điểm tốt nhất để tập đi vệ sinh, đừng đợi tới khi trẻ được 3 tuổi mà vẫn còn mang bỉm. Nếu vẫn giữ thói quen này, khi trẻ đi học mẫu giáo, chúng vẫn phải mang bỉm, rất khó cai bỉm. Trường hợp khác, nếu bỏ bỉm trễ, trẻ vẫn chưa biết tự đi vệ sinh, khi đi học sẽ đại tiện hoặc tiểu tiện, gây phiền phức cho giáo viên và khiến bản thân trẻ xấu hổ.
Khi trẻ khoảng 2 tuổi, cha mẹ có thể dạy trẻ đọc sách tranh trước để trẻ có thể hiểu vấn đề liên quan tới việc đi vệ sinh, sau đó chuẩn bị bồn cầu để trẻ biết mình cần đi vệ sinh chỗ nào. Nếu trẻ muốn đại tiện, cha mẹ cần dạy trẻ cách cởi quần, mặc quần, khi lớn hơn một chút có thể dạy cách lau mông.
3. Đừng lặp lại 1 từ quá nhiều lần
Sau khi trẻ được 1 tuổi, cha mẹ nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn, cố gắng không dùng những từ lặp đi lặp lại khi nói chuyện, vì sẽ kéo dài thời gian chuyển tiếp học ngôn ngữ của trẻ. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng đến sự trôi chảy trong cách diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, trẻ cần được tạo nhiều cơ hội để nói, dù mắc lỗi cũng không ngắt lời để trẻ có thể nói hết, sau khi diễn đạt xong, cha mẹ có thể dạy trẻ nói.
4. Cho trẻ học cách kết bạn
Hãy để trẻ học cách kết bạn, điều này có thể khiến trẻ vui vẻ, hòa đồng, không bị cảm giác lạc lõng khi tới một môi trường mới. Sau khi đi học, trẻ sẽ dễ hòa đồng với mọi người và không bị cô lập.
Cha mẹ có thể đưa con đi chơi một số địa điểm công cộng như công viên, khu vui chơi, sang nhà bạn bè có con nhỏ... để khuyến khích con mình nói chuyện nhiều hơn với những đứa trẻ khác.
Tóm lại, giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi rất quan trọng để rèn luyện một số thói quen mới, nếu nắm bắt được và thay đổi từ lúc này, trẻ nhanh chóng phát triển tốt, cha mẹ sẽ an tâm hơn khi con mình đi học mẫu giáo.